Phụ nữ mắc bệnh ung thư, mạn tính có nên "sống chết" mang thai bằng được?
Từ câu chuyện một người mẹ bị ung thư đã nhường sự sống cho con, nhiều lần quyết định từ chối điều trị bệnh để quyết tâm sinh con, PGS.TS Trần Danh Cường cho rằng, phụ nữ là những người có thể hi sinh, đánh đổi mạng sống vì con.
Trên thực tế, có nhiều bà mẹ sản bệnh sống chết vẫn cố giữ thai, "giấu" người nhà, bác sĩ đến khi thai lớn mới đến viện khám. Trong khi đó, nếu khi thai còn nhỏ, việc đình chỉ thai sẽ giúp người mẹ kiểm soát bệnh, có cơ hội sinh con khoẻ mạnh trong những lần sau.
Vị bác sĩ sản khoa này là người trực tiếp mổ đẻ cho sản phụ ung thư giai đoạn cuối Nguyễn Thị Liên trong tư thế "nửa nằm, nửa ngồi" khi thai được 31 tuần tuổi. Theo ông, trường hợp chị Liên sinh con được an toàn là điều rất may mắn.
Ở một phụ nữ ung thư giai đoạn cuối phát hiện bệnh khi thai được 5 tháng, các bác sĩ bệnh viện K giữ được sức khoẻ của người mẹ để giữ thai đến 31 tuần là một kì tích. Với những trường hợp này, nguy cơ bệnh nhân tử vong ngay trên bàn mổ là rất lớn do trong ca mổ huyết động của bệnh nhân đã không ổn định vì mất máu trong quá trình bóc bánh nhau và thiếu ôxy...- PGS. Cường cho hay.
Sau ca mổ đặc biệt hi hữu này, em bé được chăm sóc trong lồng kính tại Trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh, BV Phụ sản Trung ương, sức khoẻ có nhiều tiến triển tốt lên; còn bà mẹ hiện tại đang ở tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" do ung thư di căn gan, phổi... đang được điều trị tích cực tại BV K Trung ương.
Tình trạng của bệnh nhân Liên là đã được mổ lấy thai nhưng ung thư thì vẫn tiến triển. Tôi luôn hi vọng phép màu để mẹ em bé vượt qua, không chỉ để gặp con mình đẻ ra mà có thể đồng hành cùng với trẻ - chuyên gia sản khoa chia sẻ.
Với nhiều người phụ nữ, có con là niềm khát khao mãnh liệt nhất. Vì thế, với nhiều người không may mắc các bệnh mạn tính, dù bác sĩ cảnh báo không nên có thai, nhưng nhiều khi họ vẫn “đánh cược” với số phận, thử một lần may rủi…
Tuy nhiên, là một người làm sản khoa, GS. Cường cho rằng cần phải có thái độ cứng rắn với các trường hợp biết bị bệnh nặng vẫn cố tình sinh con. Nếu thai phát hiện lớn, bác sĩ có thể thoả hiệp với bệnh nhân để hi vọng chăm sóc thai nhi khoẻ mạnh, sinh ra an toàn.
Còn nếu phát hiện tuổi thai nhỏ nên ngừng thai nghén để điều trị tốt hơn. Khi người mẹ còn cơ hội điều trị là còn cơ hội sức khoẻ, sau đó vẫn có thể sinh con mẹ khoẻ, con khoẻ, không phải rơi vào cảnh đánh đổi mất mẹ, còn con, thậm chí có những rủi ro cả mẹ và con không qua khỏi. Song, ý kiến cuả bệnh nhân sẽ luôn được bác sĩ tôn trọng và nỗ lực hết sức để cứu người bệnh.
Ở một khía cạnh khác, lại cũng có rất nhiều thai phụ không biết mình có các bệnh lý nội khoa kèm theo, khi mang thai mới phát hiện. Vì thế, để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, PGS.
Cường khuyến cáo, phụ nữ nên đi khám trước khi có ý định mang thai để biết được về tình trạng sức khỏe của mình. Trong quá trình mang thai cũng cần khám thai và siêu âm định kỳ để phát hiện các nguy cơ tai biến sản khoa nếu có.
Thực hư ăn hành tây nướng ngừa bệnh đột quỵ
Trên mạng có thông tin ăn hành tây nướng thường xuyên sẽ phòng ngừa được bệnh đột quỵ, thực hư thế nào?
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng