Đốt than sưởi ấm mùa lạnh: Bác sĩ cảnh báo 'ẩn họa chết người'!
Theo thông tin từ VnExpress, bác sĩ Phạm Ánh Ngân, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, khuyến cáo: "Không nên sưởi ấm bằng than trong mùa lạnh vì khói than chứa nhiều thành phần độc hại, dễ gây ngộ độc, ảnh hưởng sức khỏe và là tác nhân gây bệnh nguy hiểm", trong bối cảnh nhiệt độ miền Bắc đang xuống thấp dưới 20 độ. Khí hậu chuyển lạnh, ở một số nơi, người dân vẫn còn giữ thói quen sưởi ấm bằng cách đốt nhiên liệu rắn như than đá, gỗ... Một số gia đình hơ ấm cho bé mới sinh bằng lò than hoặc xông cho mẹ đang kỳ ở cữ.
Thực tế, khói than chứa nhiều thành phần độc hại như cacbon monoxit (CO), CO2, nitơ oxit (NOx) và một số chất khác như lưu huỳnh oxit (SOx), muội than, hydrocacbon chưa cháy hết (CnHm), fomandehit (HCHO)... Các chất này khi tỏa ra trong không khí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Theo bác sĩ Ngân, khói than có thể là tác nhân gây khởi phát cơn khó thở đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), người bệnh hen suyễn, gây ngạt rất nguy hiểm với hệ hô hấp non nớt của trẻ em. Tiếp xúc thường xuyên với khói than làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi.
Dẫn tin từ Sức khỏe Đời sống, Ngộ độc khí than là bệnh cảnh điển hình của thiếu ôxy não, trong khi các tế bào chất xám chỉ huy mọi hoạt động của con người, rất nhạy cảm với tình trạng thiếu ôxy. Vì vậy, khi ngộ độc khí than, các tế bào này sẽ tổn thương trước. Quá trình nhiễm độc khí xảy ra rất nhanh, khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy có điều gì đó “bất thường” cũng là lúc không còn khả năng kháng cự rồi lịm dần. Trường hợp ngộ độc nặng thường sẽ dẫn tới tử vong, trường hợp nhẹ sẽ gây nên những tổn thương não khó hồi phục nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Khởi đầu chỉ là các triệu chứng tản mạn và không đặc hiệu. Nếu ngộ độc nhẹ thường chỉ thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn, mệt mỏi... làm người bệnh dễ nhầm với nhiều bệnh khác.
Ngộ độc vừa: Nạn nhân thấy đau ngực, khó tập trung, nhìn mờ, khó thở khi gắng sức nhẹ, mạch nhanh, thở nhanh, hoại tử cơ, thất điều.
Ngộ độc nặng: Thấy đau ngực, hồi hộp, mất định hướng, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thiếu máu cơ tim, bỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ. Có thể bị ngất, tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân, khó thở, thở trào bọt hồng. Tay chân sưng đau, nước tiểu sẫm màu, đỏ và ít dần.
Di chứng thần kinh, tâm thần gặp ở nhiều trường hợp ngộ độc CO, sau khi hồi phục người bệnh thay đổi tính cách, giảm trí nhớ, giảm tập trung, liệt nửa người, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, cử động chậm, tay chân cứng và run, cơ mặt bị liệt. Những biểu hiện này được gọi là hội chứng thần kinh - tâm thần muộn, chiếm tới 40% trường hợp nạn nhân bị ngộ độc khí CO.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....