Nước muối súc miệng phải nhạt như nước canh
PGS-TS Phạm Thị Bích Đào, Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại Học Y Hà Nội, trả lời: Thông thường, mỗi khi viêm họng, bác sĩ thường khuyên nên dùng nước muối để súc họng nhưng nếu pha nước muối đến mức mặn chát thì không nên.
Khi pha nước muối để súc họng chỉ nên pha nhạt tương đương nước canh bởi nếu mặn quá lại gây tổn thương niêm mạc vùng họng; còn nếu pha nhạt quá, nước muối sẽ ít tác dụng sát khuẩn và trung hòa pH.
Một nghiên cứu cho thấy nếu súc miệng bằng nước muối hằng ngày có thể giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, hỗ trợ điều trị đau họng nhẹ, giảm rát họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng.
Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối có thể giúp loại bỏ vi khuẩn từ lợi, giúp làm sạch và ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám và cao răng. Sự tích tụ vi khuẩn trong miệng có thể dẫn đến bệnh viêm quanh cuống và sâu răng.
Dù dung dịch nước muối an toàn cho trẻ em và người lớn, thậm chí có thể nuốt được nhưng tốt nhất là nhổ ra sau khi súc họng hoặc súc miệng. Có thể súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, những người bị tăng huyết áp, cần hạn chế lượng natri hoặc có các bệnh lý khác (thận...) nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi súc miệng bằng nước muối.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....