Vai trò của vitamin C đối với cơ thể

Vitamin C có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như:

Tham gia tạo collagen và một số thành phần của mô liên kết

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Hỗ trợ hấp thu sắt vì vitamin C tham gia chuyển sắt hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu sắt. Do vậy một trong những triệu chứng thiếu vitamin C là thiếu máu thiếu sắt.

Tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể như chuyển hóa protid, lipid, glucid

Tham gia vào quá trình tổng hợp một số chất như catecholamin, hormon vỏ thượng thận, tăng tạo ra interferon, nhờ đó giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể

Chống oxy hóa bằng cách trung hòa các gốc tự do sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể, từ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào.

Giúp tăng hấp thu calci vào cơ thể và làm tăng mật độ xương.

Nhu cầu vitamin C cần thiết mỗi ngày

Nhu cầu vitamin C khác nhau ở từng độ tuổi khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Nhu cầu vitamin C thay đổi theo lứa tuổi cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 6 - 11 tháng là 25 - 30mg/ngày
  • Trẻ từ 1 - 6 tuổi là 30mg/ngày, trẻ từ 7 - 9 là 35mg/ngày
  • Tuổi vị thành niên 10 - 18 tuổi là 65mg/ngày
  • Người trưởng thành là 70mg/ngày
  • Phụ nữ có thai là 80 mg/ngày
  • Phụ nữ cho con bú là 95 mg/ngày.

Những nguyên nhân thiếu vitamin C

  • Hút thuốc hơn 5 điếu mỗi ngày.
  • Thường bị cảm cúm nên hay uống thuốc hạ sốt như paracetamol và aspirin.
  • Không ăn trái cây nhiều hơn 3 lần trong tuần, không quen dùng các món rau trộn với dầu dấm, ít khi có món cải luộc hay hấp trên bàn ăn và nhất là hiếm khi uống nước ép trái cây sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu vitamin C
  • Hầu như ngày nào cũng dùng thực phẩm công nghiệp, hay các loại thức ăn nhanh (fastfood) hoặc có thói quen dùng thức ăn hâm lại nhiều lần.
  • Đồng hành thường xuyên với stress.
  • Phụ nữ trong suốt thai kỳ hoặc người dùng thuốc ngừa thai.
  • Điều trị lâu ngày bằng các thuốc kháng viêm.

Biểu hiện của thiếu vitamin C là gì?

Triệu chứng thiếu vitamin C có thể gồm các dấu hiệu sau:

Hay mệt mỏi, cơ thể suy kiệt dần

Thiếu vitamin C thì sức đề kháng sẽ suy yếu, dễ mắc bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Dễ bị bầm tím

Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường mạch máu bằng cách thúc đẩy sản xuất collagen nên mạch máu sẽ chắc khỏe và ít bị vỡ hơn - Ảnh minh họa: Internet

Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường mạch máu bằng cách thúc đẩy sản xuất collagen nên mạch máu sẽ chắc khỏe và ít bị vỡ hơn. Do đó, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến thành mạch máu bị yếu, cho dù có va chạm nhẹ thì các mạch máu dưới da cũng nhanh vỡ và dẫn đến tình trạng bầm tím rất dễ dàng.

Bị bệnh thường xuyên

Vitamin C tham gia vào quá trình miễn dịch trong cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài. Ngoài ra, vốn là một chất chống oxy hoá rất tốt. Do đó sẽ ngăn ngừa được các loại vi khuẩn, virus tấn công cơ thể. Đây là lý do vì sao khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ dễ bị bệnh hơn, nhất là các bệnh thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm, sốt, ho, viêm họng...

Da khô và xuất hiện nếp nhăn

Với tác dụng là một chất chống oxy hoá, vitamin C giúp hạn chế thiệt hại cho da do tiếp xúc với tia cực tím, giảm nguy cơ bị cháy nắng... Do đó, nếu thấy tình trạng da chuyển biến xấu đi thì bạn cũng nên tăng cường bổ sung vitamin C

Tóc trở nên yếu và khô

Nếu tóc bạn xơ rối, chẻ ngọn và đặc biệt là quá khô thì nguyên nhân có thể do cơ thể thiếu vitamin C. Lý do là vì khi thiếu hụt vitamin C thì hiệu quả sản xuất collagen trong cơ thể bị giảm sút nên tóc cũng yếu, khô và dễ gãy rụng hơn.

Thiếu vitamin C chảy máu cam thường xuyên hơn

Mạch máu ở mũi rất nhỏ và mỏng manh, khi thiếu vitamin C sẽ rất dễ vỡ gây chảy máu cam - Ảnh minh họa: Internet

Thiếu hụt vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng các mạch máu nhỏ trong mũi dễ bị vỡ, gây chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam.

Chảy máu chân răng, sưng nướu

Nướu răng được cấu tạo từ một phần collagen, trong khi đó vitamin C lại có tác dụng tăng cường collagen nên khi cơ thể thiếu hụt vitamin C thì nướu thường nhạy cảm hơn, dễ sưng tấy và chảy máu.

Xuất hiện những nốt xuất huyết trên da

Thiếu vitamin C gây bệnh gì?

Các đối tượng dễ bị thiếu vitamin C gồm những người nghiện rượu, hút thuốc lá, người cao tuổi, người bị bệnh kém hấp thu...

Thiếu vitamin C sẽ dẫn tới một số bệnh sau:

  • Bệnh thiếu máu: vitamin C giúp hấp thu sắt do đó thiếu vitamin C cơ thể không thể hấp thu đủ sắt và gây ra tình trạng thiếu máu.
Thiếu vitamin C dẫn đến kém hấp thu sắt, gây bệnh thiếu máu thiếu sắt - Ảnh minh họa: Internet
  • Vết thương chậm lành
  • Bệnh loãng xương: người thiếu vitamin C có nguy cơ cao bị gãy xương, loãng xương, đặc biệt là phụ nữ và người cao tuổi
  • Bệnh thoái hóa khớp: do vitamin C góp phần tham gia tổng hợp collagen.
  • Bệnh tim mạch: thiếu vitamin C có thể dẫn tới một số bệnh lý về tim mạch như thoát mạch, thành mạch kém bền...
  • Bệnh Scorbut: là một trong những căn bệnh điển hình khi cơ thể bị thiếu vitamin C. Các triệu chứng điển hình của bệnh Scorbut gồm có: viêm lợi, răng dễ rụng, sưng khớp, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da...
  • Ung thư: khi thiếu vitamin C, cơ thể sẽ dễ bị tấn công bởi các gốc tự do và về lâu dài có thể dẫn tới một số bệnh ung thư.

Cách bổ sung vitamin C

Thiếu vitamin C nên ăn gì và thiếu vitamin nên uống gì là thắc mắc chung khi chúng ta khi có các triệu chứng thiếu vitamin C. Có hai cách để bổ sung lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể là qua đường ăn uống hoặc sử dụng các loại thuốc bổ sung vitamin C

Những nguồn thực phẩm bổ sung vitamin C

Một chế độ ăn giàu vitamin C là cách tốt nhất bổ sung lượng vitamin C bị thiếu hụt. Dưới đây là một số thực phẩm được cho chứa nhiều vitamin C trong thành phần:

Ổi: hàm lượng vitamin C trong ổi cao gấp 4 lần cam. Ngoài ra trong ổi còn chứa vitamin A, axit folic, kali, đồng, mangan, chất xơ…

Quả lí đen: 100g quả lí đen chứa đến 200mg vitamin C. Quả lí đen cũng chứa nhiều dưỡng chất khác nữa như flavonoid, kali,…

Các loại ớt: ớt, đặc biệt là những loại ớt màu đỏ có rất nhiều vitamin C. Một số nghiên cứu cho thấy 100g ớt đỏ có thể cung cấp 140 mg vitamin C, trong khi 100g ớt xanh chứa 80mg vitamin C.

Bông cải xanh: 100g bông cải xanh chứa 89 mg vitamin C và một số chất khác như beta-carotene, carotenoid, vitamin B, canxi, kẽm, chất xơ,…

Dâu tây: dâu tây không chỉ thơm ngon mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là vitamin C (khoảng 80mg vitamin C/100g dâu tây).

Ngoài 5 thực phẩm trên, vitamin C cũng có nhiều trong quả kiwi, đu đủ, cam, súp lơ…

Thuốc bổ sung vitamin C

Bên cạnh một chế độ ăn uống lạnh mạnh thì việc sử dụng thực phẩm chức năng cũng là một cách bổ sung vitamin C cho cơ thể. Do được sản xuất dưới dạng tinh chế nên các loại thuốc uống vitamin C thường đem lại hiệu quả cao lại dễ sử dụng và bảo quản. 

Ngoài ra, giá bán của những sản phẩm này không quá đắt. Đó là lý do tại sao các loại viên uống vitamin C ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, nếu ngày nào cũng dùng vitamin C liều cao, điều này thực sự không tốt cho sức khỏe. Vì vitamin C mang tính acid khi bài tiết qua nước tiểu, đây là lý do khiến tạp chất và khoáng chất dễ kết tủa trong đường tiết niệu thành sỏi đường niệu. Nếu chọn dạng viên sủi thì chất phụ gia trong thuốc có thể là nguyên nhân gây dị ứng, tiêu chảy.

Thiếu vitamin C sẽ gây ra những phiền phức đến cuộc sống hằng ngày, vì vậy để nhận biết và dự phòng các triệu chứng thiếu vitamin C thì chúng ta cần bổ sung khoáng chất cần thiết này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tối ưu.