Những thói quen ăn rau cần bỏ ngay lập tức kẻo vừa mất chất lại dễ ngộ độc
Một nghiên cứu của Đại học London (Anh) cho rằng ăn 800g rau củ quả mỗi ngày – gấp đôi lượng khuyến nghị từ WHO – sẽ có thể giúp bạn tránh xa khỏi bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Rau xanh rất cần thiết cho cơ thể, nếu cơ thể không được cung cấp đủ rau xanh thì nó sẽ không thể thải bỏ được các độc tố dư thừa và gây cản trở quá trình tiêu hóa trong cơ thể.
Mặc dù rau khá lành mạnh nhưng cách ăn rau sai lầm có thể biến rau từ món ăn có lợi thành có hại. Dưới đây là những thói quen xấu khi ăn rau nhiều người hay mắc phải cần thay đổi càng sớm càng tốt.
1. Ăn rau không nấu chín
Một số người cho rằng ăn rau càng tươi càng tốt vì như thế mới có thể đảm bảo đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại rau nào cũng phù hợp để ăn sống, một số loại rau vốn có độc và phải được nấu chín để tiêu diệt độc tố như đậu lăng, khoai tây và giá đỗ.
Một số loại rau có thể ăn sống như củ cải, cà chua và dưa chuột. Nhưng lưu ý khi ăn những loại rau này cần rửa sạch vì phần lớn rau quả trên thị trường đều được phun thuốc trừ sâu. Việc ngâm rửa sau sạch sẽ sẽ loại trừ được khoảng 30% thuốc trừ sâu.
Nhiều người có thói quen ăn rau còn thừa sẽ cất tủ lạnh để dành cho bữa sau nhưng đây là thói quen không hề tốt, thậm chí có thể gây ung thư.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong và để lâu, vi khuẩn sẽ phân hủy, lượng nitrat tạo thành nitrite – chất gây ung thư. Khi đó, dù có đun nấu lại cũng không dễ dàng khử được. Vì vậy không nên ăn rau đã để qua đêm.
Hơn nữa, rau sau khi xào chín chỉ sau 15 phút cũng đã làm giảm 20% lượng vitamin C và sau 1 giờ sẽ là 50%. Do đó, rau nấu chín để càng lâu càng dễ mất dinh dưỡng nên tốt nhất chỉ nên nấu đủ lượng rau ăn mỗi bữa để tránh việc ăn lại đồ thừa.
3. Nấu rau quá kỹ
Một số người thích ăn rau sống trong khi một số người lại lo lắng rau có chứa hóa chất nên nấu rau thật kỹ. Khi chúng ta nấu rau quá nhừ, dưới sức nóng, các vitamin và muối khoáng trong thực phẩm sẽ bị phá hủy. Từ đó khiến món rau bị mất chất dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng rau có nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Đặc biệt là vitamin c, rất dễ bị oxy hóa, khi tiếp xúc với nhiệt. Theo tính toán, nếu thời gian đun nấu rau quá dài, lượng vitamin C có trong rau có thể mất đi tới 60%.
4. Ngâm rau trong nước muối quá mặn và quá lâu
Không ít người vẫn nghĩ rằng ngâm rau trong nước muối càng mặn càng lâu thì càng tốt. Thực tế đây là suy nghĩ sai lầm vì cách làm này không diệt sạch hoàn toàn được giun sán hay hóa chất mà lại khiến mùi vị của rau có thể bị thay đổi. Ngoài ra, việc ngâm rau trong nước muối quá lâu (trên 10 phút) có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng.
Nếu muốn rau được sạch, bạn cần nhặt rau sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau. Sau đó, có thể ngâm rau trong nước muối loãng 1 lần khoảng 2 phút, rồi xả lại lần cuối bằng nước lạnh.
5. Thái rau trước khi rửa
Nhiều chất dinh dưỡng và các chất có lợi trong rau quả có thể hòa tan trong nước. Do đó, nếu cắt rau trước khi rửa sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị mất phần lớn trong nước. Tốt nhất bạn nên rửa sạch rau sau đó hãy cắt và nấu sẽ giữ lại được dinh dưỡng trong rau.
6. Chỉ rửa rau 3 lần nước
Rất nhiều người cho rằng rửa rau 3 lần nước là đủ sạch nhưng cách này chỉ đủ làm trôi chất bẩn còn hóa chất trong rau sẽ khó rửa trôi. Nếu rau không được rửa sạch tối đa thì những hóa chất độc hại vẫn còn lại trên rau có thể khiến bạn bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, hay thậm chí ngộ độc thực phẩm.
Hơn nữa, trong rau có thể chứa ký sinh trùng. Để loại bỏ các loại kí sinh này, bạn cần phải rửa rau dưới vòi nước và rửa kĩ từng cọng một.
Ngoài ra, để an toàn hơn bạn nên ngâm rau trong nước vo gạo vì nước vo gạo giúp đánh bật một phần hóa chất trên bề mặt rau hoặc ngâm rau với một chút muối để diệt trứng vi sinh vật bám trên rau. Tuy nhiên nên nhớ không ngâm quá lâu.
7. Không làm đông lạnh rau
Nhiều người thường chỉ đông lạnh các loại thịt hay hải sản chứ ít ai đem rau đi đông lạnh. Tuy nhiên việc đông lạnh rau cũng cần thiết. Theo các nghiên cứu, việc đông lạnh rau giúp đảm bảo rằng các vitamin quý, khoáng chất và dinh dưỡng thực vật bị khóa trong quá trình bảo quản. Nó sẽ giúp các loại rau giữ được chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho quá trình nấu ăn.
Chính điều đó khiến nếu rau mua về và chưa sử dụng, bạn nên đặt chúng vào tủ lạnh để giữ được các chất dinh dưỡng cần thiết.
8. Ăn rau để nguội
Không ít người có thói quen đợi rau nguội hẳn mới ăn hay có người còn cho thêm đá vào canh để ăn được mát hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến rau thêm mất chất.
Sau khi nấu, rau sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Lượng dưỡng chất này sẽ mất dần theo thời gian khoảng 25% sau 30 phút và 75% sau 1 giờ. Khi nấu xong, rau dễ rơi vào vòng tấn công của vi khuẩn, mầm bệnh gây biến chất và ảnh hưởng đến sức khỏe... Bởi vậy, hãy ăn rau khi còn nóng và để tránh tình trạng dư thừa, bạn nên nấu vừa đủ.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...