Có một số nhược điểm tiềm ẩn từ việc uống trà

Tuy nhiên, không phải không có một số nhược điểm tiềm ẩn từ việc uống trà.

Hãy đọc những thông tin dưới đây để xem khoa học nói gì về những tác động tiêu cực có thể có của việc uống trà:

Có thể làm gián đoạn nhịp điệu tự nhiên của cơ thể

Tùy thuộc vào loại trà bạn chọn, bạn có thể tiêu thụ nhiều caffeine hơn bạn nhận ra. Các loại trà đen, trắng và xanh có trung bình từ 14-61 miligam caffeine mỗi khẩu phần. Mặc dù trà không nhiều caffeine như một tách cà phê (khoảng 96 miligam mỗi cốc) nhưng vẫn có khả năng làm mất cân bằng nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể chúng ta.

Nếu chúng ta uống quá nhiều trà có chứa caffeine vào buổi chiều hoặc buổi tối, nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ của chúng ta

Hệ thống sinh học của cơ thể con người  diễn ra trong khoảng 24 giờ, bao gồm cả thời gian chúng ta thức và ngủ. Duy trì nhịp điệu tự nhiên của cơ thể là vô cùng quan trọng, giúp chúng ta cảm thấy tỉnh táo hơn vào ban ngày, ngủ ngon hơn vào ban đêm và duy trì sức khỏe tổng thể tốt hơn. Tuy nhiên, nhịp điệu của cơ thể lại rất dễ bị mất cân bằng bởi ánh sáng, căng thẳng, công việc và caffeine.

Do đó, nếu chúng ta uống quá nhiều trà có chứa caffeine vào buổi chiều hoặc buổi tối, nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ, làm rối loạn nhịp sinh học của chúng ta.

Nghiên cứu cho thấy hệ thống sinh học bị gián đoạn liên tục có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch, sức khỏe tâm thần, tăng cân và suy giảm hệ thống miễn dịch.

Có thể tăng nguy cơ ung thư thực quản
Điều này có thể gây ngạc nhiên, nhưng uống trà nóng thực sự có liên quan đến ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản (hoặc ung thư thực quản). Trong một nghiên cứu đối với quần thể người dân miền Bắc Iran, người ta phát hiện ra rằng việc uống trà đen nóng với số lượng lớn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư thực quản. Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự, lưu ý rằng cả cà phê nóng và trà nóng đều được biết là gây tổn thương lâu dài cho thực quản.

Việc uống trà quá nóng với số lượng lớn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư thực quản

Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra lời giải thích chính xác cho điều này, nhưng nhiều nghiên cứu tin rằng nó liên quan đến nhiệt độ bên trong thực quản của chúng ta. Ví dụ, nếu trà ở nhiệt độ khoảng 65 độ C, khi uống vào thực quản của chúng ta có thể đạt đến nhiệt độ lên đến 53 độ C. Điều này thực sự không tốt cho thực quản.

Có thể giảm lượng sắt trong cơ thể
Trà có thể có những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng những người bị thiếu máu hoặc bất kỳ loại thiếu sắt nào khác có thể nên suy nghĩ lại.

Theo một nghiên cứu Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, cả trà đen và trà xanh đã được chứng minh là hạn chế sinh khả dụng của sắt lên đến 94%.

Chất tanin có trong trà có thể là nguyên nhân gây ra những thay đổi trong việc hấp thụ sắt trong cơ thể

Một báo cáo cho biết rằng chất tanin có trong trà có thể là nguyên nhân gây ra những thay đổi trong việc hấp thụ sắt trong cơ thể. Tanin là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong một số loại trà, rượu vang và chúng đã được chứng minh là làm giảm sinh khả dụng của sắt sau khi tiêu thụ liên tục. Khi có lượng sắt thấp, bạn có thể gặp phải những tình trạng như kiệt sức, bồn chồn, da khô và đau đầu.

Đi tiểu nhiều hơn
Trà đen và trà xanh được coi là thuốc lợi tiểu, là chất dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần. Điều này xảy ra do thuốc lợi tiểu làm tăng nồng độ natri trong thận một cách tự nhiên, cơ thể sẽ thải ra ngoài cùng với nước một cách tự nhiên.

Mặc dù đôi khi trà được kê cho những người giữ quá nhiều nước, nhưng nó thường có thể dẫn đến tình trạng mất nước đối với những người không giữ được nước trong cơ thể.

Theo một báo cáo trên Tạp chí Đổi mới Dược phẩm, tính chất lợi tiểu của trà xanh và trà đen có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải và mất nước. Điều này có thể gây ra tình trạng hôn mê, nhịp tim tăng hoặc đau đầu dữ dội.

Có thể gây tình trạng táo bón
Trong số nhiều hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong trà, theophylline là một trong những hợp chất phổ biến cần lưu ý. Hợp chất này được tìm thấy trong cả cà phê và trà, và đôi khi được sử dụng để làm trơn cơ đường thở cho bệnh nhân hen suyễn. Mặc dù nó có lợi cho việc hô hấp, nhưng nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ.

Theo một báo cáo từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Nội bộ, tiêu thụ theophylline từ trà có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Các nguồn khác cũng nói rằng theophylline đã được biết là gây ra táo bón và buồn nôn. Vì vậy, nếu bạn là người đã từng gặp các vấn đề về dạ dày, bạn nên theo dõi xem tách trà yêu thích của bạn ảnh hưởng như thế nào đến thói quen tiêu hóa của mình để điều chỉnh việc uống trà.