Bún không phải là thực phẩm độc hại nhưng để để tạo độ giòn, dai, không bết dính cho bún, người làm bún thường cho thêm hàn the trong quá trình sản xuất. Do đó, ăn bún có hàn the tích lũy trong cơ thể gây ra ngộ độc tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng tiêu chảy...

Bún tươi không sử dụng hàn the và hóa chất khi ăn sẽ có cảm giác tinh bột và mùi vị của bột gạo như ăn cơm nhưng để qua ngày sẽ có mùi thiu. Những loại bún hàn the để 2-3 ngày chưa ôi thiu, khi nhai trong miệng không có mùi vị là loại sử dụng hàn the và hóa chất quá liều lượng.

Nếu không chọn được nơi bán bún đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, 3 đối tượng sau nên hạn chế ăn bún kẻo rước bệnh vào người.

 Ăn bún có hàn the tích lũy trong cơ thể gây ra ngộ độc tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng tiêu chảy... Ảnh minh họa: Internet

Trẻ nhỏ

Trẻ con cũng là đối tượng được khuyên không nên ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua,và các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng để chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ nhất là khi hệ tiêu hoá của con chưa hoàn thiện. Chưa kể, bún được sản xuất mất vệ sinh, nếu mẹ lỡ mua phải bún bẩn sẽ khiến trẻ đau bụng, ngộ độc, nôn mửa... rất nguy hiểm

Người bị ốm, sốt

Đây cũng là một trong những đối tượng tuyệt đối không được ăn bún. Bởi khi cơ thể đang yếu, ăn bún vào rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài. Người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc soup để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá.

 Người bị dạ dày, đại tràng

Bún là một trong những loại thức ăn mà người bị có bệnh ở đường tiêu hóa phải kiêng. Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún.