Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Trường Y khoa Chicago (Chicago Medical, Mỹ), chế độ ăn ketogenic hay còn gọi là keto, đã trở nên rất phổ biến những năm gần đây, nhưng chế độ ăn này lại cực kỳ nghiêm ngặt và khó duy trì.

‏Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng Rachel Kleinman cho biết, chế độ ăn Keto chủ yếu được sử dụng để kiểm soát cơn co giật ở trẻ em bị động kinh. Có rất ít thông tin về hiệu quả của chế độ ăn kiêng này trong việc điều trị bệnh béo phì hoặc tiểu đường.

Cơ chế chuyển hóa đằng sau chế độ ăn Keto

‏‏Hiểu theo cách đơn giản Keto chính là trạng thái chuyển hóa các chất, trong đó carbs (tinh bột) không còn đóng vai trò quan trọng, thay vào đó là các xeton sẽ trở thành nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể và bộ não, đồng thời lượng insulin trong máu thấp hơn‏‏.Những đối tượng thường ở trong trạng thái Keto bao gồm phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh hoặc ăn kiêng, bị bỏ đói,...

Chế độ ăn Keto thường được áp dụng để kiểm soát cơn co giật ở trẻ bị động kinh.

Để đạt được trạng thái ketosis, chế độ ăn Keto yêu cầu bạn tiêu thụ 75% lượng calo dưới dạng chất béo (so với lượng bình thường là 20-35%); 5% lượng calo từ carbohydrate (khoảng 20-50 gram mỗi ngày) và 15% lượng calo từ protein.huyên gia dinh dưỡng Kleinman cho biết, phải mất khoảng 72 giờ để cơ thể rơi vào trạng thái ketosis. ‏

‏‏Những người theo chế độ ăn keto nên ăn các loại thực phẩm như cá béo, trứng, sữa, thịt, bơ, dầu, quả hạch, hạt và rau ít carb.Những chất béo như dầu dừa hay sô-cô-la không đường có thể hỗ trợ đạt được mục tiêu hấp thụ chất béo hàng ngày.

Thực phẩm theo chế độ ăn Keto như thịt đỏ và các loại hạt sẽ khá tốn kém. Các sản phẩm dành cho người ăn keto như cà phê keto và các chất bổ sung khác cũng có thể rất đắt tiền nhưng lại không cần thiết.

Những rủi ro tiềm ẩn của chế độ ăn kiêng Keto với sức khỏe

‏‏Theo chuyên gia dinh dưỡng Mary Condon, chế độ ăn keto có thể hỗ trợ giúp giảm cân và giảm lượng đường trong máu, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời."Trong phần lớn trường hợp, giải pháp này không mang tính lâu dài. Bạn có thể tăng cân trở lại và còn tăng nhiều hơn số cân nặng ban đầu".‏

Chuyên gia ‏Condon khuyên bạn phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ ăn kiêng nào.

Theo chuyên gia dinh dưỡng ‏Condon, các loại thuốc bạn đang dùng cho bệnh tiểu đường có thể cần phải thay đổi trong vài ngày nếu những loại thuốc này khiến lượng đường trong máu quá thấp. Có nhiều nguồn chất béo tốt cho tim, nhưng nếu người theo chế độ keto thiếu kiến thức và tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

‏Chế độ ăn keto có thể gây ra huyết áp thấp, sỏi thận, táo bón, thiếu hụt chất dinh dưỡng và tăng khả năng mắc bệnh tim. Chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt như keto cũng có thể gây rối loạn ăn uống hoặc bị cô lập xã hội. Keto không an toàn cho những người mắc bất kỳ bệnh nào liên quan đến tuyến tụy, gan, tuyến giáp hoặc túi mật.‏

‏‏Một người mới thực hiện chế độ ăn keto cũng có thể gặp phải căn bệnh gọi là "cúm keto" với các triệu chứng như đau bụng, chóng mặt, giảm năng lượng và thay đổi tâm trạng do cơ thể bạn thích nghi với trạng thái ketosis./span>

Hai chuyên gia dinh dưỡng Condon và Kleinman cho biết sẽ không khuyên bệnh nhân của mình tuân theo chế độ ăn keto vì không khả thi và không bền vững. Chế độ ăn kiêng bao gồm trái cây và rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo có thể giúp giảm cân lâu dài và tăng cường sức khỏe.‏

Chuyên gia ‏Kleinman nói: "Không có một chế độ ăn kiêng nào tốt cho tất cả mọi người. Hãy nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, thảo luận với bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cá nhân của bạn".