Rau má là loại rau khá quen thuộc với đời sống hằng ngày của chúng ta. Rau má mọc hoang khắp nơi và được trồng rộng rãi trong nhân dân. Rau má tuy tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Dưới đây là những người không nên ăn rau má.

Tác dụng của rau má với sức khỏe

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, rau má là loại rau rất tốt cho sức khỏe thường được dùng như một loại rau sạch với nhiều cách chế biến như dùng làm rau sống, rau luộc, rau xào, nấu canh rau hay làm nước ép rau má

Trong Y học cổ truyền, rau má là loại thảo dược nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
  • Bệnh zona
  • Bệnh phong, tả, lỵ
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn),
  • Lao và bệnh sán máng.

Rau má giúp điều trị tình trạng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.

Rau má tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được

Rau má còn được dùng để chữa lành vùng da bị thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông máu bao gồm cục máu đông ở chân và giãn tĩnh mạch.

Trong dân gian còn sử dụng loài cây này để trị say nắng, viêm amidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống, đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, tiểu đường.

Trong y học Ấn Độ, rau má được coi là một loại thuốc bổ, tăng dinh dưỡng và làm thuốc lợi tiểu.

Một số nghiên cứu cho thấy loài cây này có tác dụng chữa loét đường tiêu hóa, làm liền sẹo bên trong và bên ngoài. Rau má đôi khi được thoa lên da để làm lành da và giảm sẹo, bao gồm cả vết rạn da do mang thai.

Những người không nên ăn rau má

Rau má tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn rau má:

Bài viết trên Báo Dân tộc và Phát triển cho biết, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng rau má.

Người bị tiểu đường nên sử dụng rau má ở một lượng vừa phải. Nếu dùng quá nhiều và thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Những người đang sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần hạn chế dùng vì rau má có thể làm giảm tác dụng của thuốc, giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Những phản ứng dị ứng với rau má có thể gặp bao gồm đỏ da, ngứa hoặc phát ban trên da. Người dùng cũng có thể bị đau bụng, buồn nôn hoặc thải ra phân có màu lạ.

Không nên lạm dụng rau má, chỉ nên uống 1 cốc rau má (tương đương 40g rau má) mỗi ngày và không uống quá 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp hãy ngưng ít nhất nửa tháng.