Những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu bị nhau thai bám thấp tuần 33
Những dấu hiệu phát hiện nhau thai bám thấp ở tuần 33
Nhau thai bám thấp là tình trạng một phần hoặc toàn bộ bánh nhau bám ở đoạn dưới cổ tử cung thay vì bám ở đáy tử cung (phía trên phần thân tử cung) trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Hiện tượng nhau thai bám thấp có thể gây ra tình trạng chảy máu nghiêm trọng trong thai kỳ hoặc khi chuyển dạ. Ở tuần thai thứ 33, bà bầu bị nhau thai bám thấp sẽ có hiện tượng xuất huyết âm đạo liên tục trong vài ngày hoặc vài tuần khi bình thường hoặc sau khi quan hệ. Ngoài ra, hiện tượng nhau thai bám thấp còn kèm theo triệu chứng chuột rút hoặc đau nhói vùng bụng.
Biểu hiện hiện tượng nhau thai bám thấp thường dễ nhầm lẫn với nhiều triệu chứng khác khi mang thai. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành các hình thức siêu âm (siêu âm qua âm đạo, siêu âm qua bụng) hoặc chụp cộng hưởng từ để đưa ra kết luận bà bầu có bị nhau thai bám thấp hay không.
Theo Healthline, những nguy cơ khiến bà bầu gia tăng tỉ lệ nhau thai bám thấp có thể kể đến như vị trí phát triển bất thường của thai nhi (thai ngôi mông, thai ngôi ngang…); bà bầu có tiền sử u xơ tử cung, sảy thai, sinh mổ; mang song thai hoặc đa thai; nhau thai; phụ nữ ngoài 35 tuổi; bà bầu hút thuốc lá.
Thống kê cho thấy những bà bầu tại các quốc gia châu Á có tỉ lệ mắc chứng nhau thai báp thấm cao hơn bà bầu những châu lục khác.
Bà bầu bị nhau thai bám thấp tuần từ 33 cần làm gì?
Bác sĩ sẽ có phương án điều trị tình trạng nhau thai bám thấp dựa vào nguy cơ xuất huyết, tuần thai, sức khỏe của thai nhi, vị trí giữa bánh nhau và thai nhi. Trong đó, lượng máu chảy khi bị nhau thai bám thấp sẽ quyết định phương án điều trị tình trạng này.
Bà bầu tuần từ tuần thai thứ 33 bị nhau thai bám thấp có lượng máu ra ít nên nằm nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường. Tuyệt đối tránh hoạt động và di chuyển trong mọi trường hợp. Bà bầu trong giai đoạn này cũng không được phép quan hệ tình dục hoặc tập luyện thể thao.
Nếu lượng máu ra nhiều, bà bầu cần phải nhập viện để cầm máu, truyền máu và sử dụng thuốc để ngăn ngừa nguy cơ chuyển dạ sớm. Trường hợp nghiêm trọng, máu chảy với lượng lớn và không thể kiểm soát, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai, đặc biệt sau thời gian 36 tuần. Nếu thời gian mổ lấy thai trước tuần 36, bác sĩ có thể tiêm corticosteroid cho thai nhi nhằm hỗ trợ sự phát triển của phổi.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.