Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu bị sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn

Những cơn đau liên tục khi bị sỏi thận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu. Chị em cần tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị thích hợp trong thai kỳ.

Bà bầu bị sỏi thận có nguy cơ phải đối mặt với những cơn đau trong thai kỳ. Sỏi thận trong thời kỳ mang thai không gia tăng về mặt số lượng nhưng sẽ làm phức tạp khi chẩn đoán, điều trị thông thường nhằm tránh gây hại cho thai nhi.

Trên thực tế, bà bầu bị sỏi thận có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Trường hợp nặng, sỏi thận trong ba tháng cuối có thể khiến bà bầu sớm chuyển dạ, gia tăng nguy cơ sinh non.

Nguyên nhân bà bầu bị sỏi thận

Theo Parenting, bà bầu bị sỏi thận có thể xuất phát từ một số nguyên nhân:

Uống nước không đủ

Bà bầu bị sỏi thận nguyên nhân có thể xuất phát từ thói quen không uống đủ nước - Ảnh minh họa: Internet

Cơ thể thiếu nước là một trong những nguyên nhân ra tình trạng sỏi thận ở bà bầu. Cơ thể bà bầu thiếu nước sẽ làm gia tăng nồng độ một số khoáng chất trong nước tiểu như phốt pho và canxi. Hậu quả là hình thành sỏi trong thận. Do đó, bà bầu cần tăng cường uống nhiều nước khi mang thai.

Yếu tố di truyền

Bà bầu có tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận cao hơn nếu trong gia đình có người thân mắc những bệnh lý di truyền như cystin niệu hoặc các triệu chứng làm gia tăng nồng độ canxi trong nước tiểu.

Lượng canxi cao

Bổ sung quá mức canxi có thể khiến bà bầu mắc chứng sỏi thận - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu có xu hướng bổ sung nhiều canxi để tốt cho cơ thể mẹ và bé. Tuy nhiên, hoạt động này có thể làm gia tăng áp lực lên thận dẫn đến tình trạng sỏi thận.

Quá trình bài tiết tăng

Trong thời kỳ mang thai, thận sẽ gia tăng quá trình bài tiết khiến lượng axit uric gia tăng gây nên chứng sỏi thận axit uric.

Quá trình giãn nở tử cung bà bầu

Sự phát triển của thai khi khiến tử cung bà bầu bắt đầu giãn nở theo từng giai đoạn trong thai kỳ. Quá trình này làm cản trở quá trình lưu thông nước tiểu, làm lắng đọng các chất hòa tan dẫn tới hiện tượng sỏi thận ở bà bầu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bà bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu do sức đề kháng suy giảm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng sỏi thận.

Dấu hiệu bà bầu bị sỏi thận

Bà bầu bị sỏi thận sẽ có cảm giác đau vùng thắt lưng, kéo xuống vùng chậu hông, vùng bụng dưới hoặc thậm chí ở đùi tùy thuộc vào vị trí viên sỏi. Khi đi tiểu, bà bầu cũng sẽ có cảm giác đau khi đi tiểu nếu viên sỏi mắc kẹt tại khu vực đầu dưới niệu quản.

Đau lưng có thể là triệu chứng của hiện tượng sỏi thận ở bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng sỏi thận ở bà bầu còn biểu hiệu qua dấu hiệu đi tiểu ra máu. Theo đó, khi viên sỏi xuất hiện, chúng có thể di chuyển tự nhiên làm hỏng các mô và tế bào trong thận. Tình trạng này gây ra hiện tượng xuất hiện máu trong nước tiểu.

Ngoài ra, bà bầu bị sỏi thận còn có dấu hiệu ói mửa, buồn nôn, sốt ớn lạnh (biểu hiện của nhiễm trùng đường tiểu) hoặc cảm thấy đau râm ran vùng bụng.  

Bà bầu bị sỏi thận cần phải làm gì?

Nhận biết những dấu hiệu ban đầu của bệnh sỏi thận, bà bầu cần đến bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị thích hợp. Bà bầu lưu ý tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật lấy sỏi trong thận của bà bầu.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng có thể áp dụng một số phương pháp an toàn không dùng thuốc để trị sỏi thận như:

Bà bầu cần đến gặp bác sĩ khi phát hiện một số dấu hiệu nghi ngờ sỏi thận - Ảnh minh họa: Internet

Uống nhiều nước: Bà bầu bị sỏi thận nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày nhằm làm loãng các khoáng chất và muối hữu cơ có trong nước tiểu. Uổng đủ nước cũng giúp cơ thể bà bầu làm sạch cơ thể, lọc sạch thận.

Ăn nhiều trái cây: Bà bầu bị sỏi thận nên tăng cường ăn các loại hoa quả mọng nước như dưa hấu, đào, việt quất, chanh... Bên cạnh đó, bà bầu bị sỏi thận nên chú ý không nên uống một số loại nước trái cây đóng hộp. Những sản phẩm này chữa hàm lượng khoáng chất và muối hữu cơ cao, không tốt cho những bà bầu bị sỏi thận.

Hồng Ngân

Tin liên quan

Những loại hạt giàu dinh dưỡng mẹ bầu nên ăn để con phát triển tối đa trí thông minh

Trong thời gian mang thai, chị em đừng quên bổ sung vào thực đơn các loạt hạt có lợi cho...

3 thói quen khi ngủ mẹ bầu phải sửa để tránh gây tổn hại nghiêm trọng thai nhi

Một số thói quen ngủ của mẹ bầu có thể gây thiếu oxy, gây tổn hại nghiêm trọng đến em...

Bà bầu ăn tỏi: Bí kíp giản đơn ngừa rụng tóc và phòng bệnh trong suốt thai kỳ

Ăn từ 1 - 2 tép tỏi mỗi ngày sẽ giúp bà bầu ngăn ngừa hiệu quả chứng rụng tóc...

Vì sao thai nhi đạp nhiều hơn khi mẹ ăn, tắm – lý do hầu hết bà bầu không biết!

Thông thường trong 4 trường hợp dưới đây, các em bé trong bụng mẹ sẽ chuyển động nhiều hơn bình...

Bà bầu chớ dại làm những việc này khi tắm kẻo gây hại cho thai nhi

Không từ bỏ những thói quen tắm gây hại dưới đây, sức khỏe bà bầu và cả thai nhi sẽ...

Đi khám thai tuần 34, bà bầu trẻ vừa nói một câu đã khiến bác sĩ giật mình hốt hoảng

Bỏ qua những lần khám thai định kỳ, người mẹ trẻ đã phải chịu cái kết đau đớn ở những...

5 loại rau củ nhiễm nhiều thuốc trừ sâu bà bầu cần thận trọng khi ăn

Rau cải, các cây họ nhà đậu, cà pháo, súp lơ... là những loại rau củ chứa lượng lớn thuốc...

Tin mới nhất

Thông tin mới diễn viên Quốc Hùng bị tai nạn giao thông: Vỡ gan cấp độ 4, đang được điều...

9 giờ trước

Đời tư ít ai biết của 'chàng lùn' Hiếu Hiền: Viên mãn với vợ kém 9 tuổi, 2 lần 'giải...

9 giờ trước

‘Vua hài đất Bắc’ Xuân Hinh, hiếm hoi khoe ảnh người vợ ‘lắm tiền’, nhan sắc bà xã kín tiếng...

9 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của 'Thần đồng âm nhạc' Bé Châu ở tuổi 27: Từng bị trầm cảm, loay hoay...

9 giờ trước

Cảnh báo mới về vi khuẩn ăn thịt người: Biểu hiện lâm sàng đa dạng, khó chẩn đoán, nguy cơ...

9 giờ trước

Ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2024 tại Đồng Nai: Bé 4 tuổi, là trẻ mồ côi,...

9 giờ trước

Phát hiện mắc 2 bệnh ung thư từ dấu hiệu lạ khi nuốt

10 giờ trước

Điều gì xảy ra trong cơ thể khi bị sốt?

10 giờ trước

Thời điểm đẹp nhất để niềng răng

10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình