Những lưu ý khi xử trí trẻ bị chảy máu cam
Chảy máu cam là bệnh gì?
Chảy máu cam (chảy máu mũi) là bệnh thường xuất hiện vào mùa đông và mùa hè. Hầu hết các nguyên nhân gây ra chảy máu cam đều có nguồn gốc từ các mạch máu ở phần phía trước vách ngăn mũi, đó là lớp mô ở giữa, bên trong 2 lỗ mũi. Ngoài ra, chảy máu cam thường xảy ra ở người bị dị ứng mũi, viêm xoang, tăng huyết áp,...
Khi con trẻ bị chảy máu cam, phụ huynh thường lo lắng và dẫn đến mắc phải nhiều sai lầm. Dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý khi xử trí chảy máu cam ở trẻ.
Những lưu ý khi xử trí chảy máu cam ở trẻ
Giữ bình tĩnh
Trẻ em thường xuyên bị chảy máu cam, đây có thể xuất phát từ các nguyên nhân: Cảm lạnh, dị ứng,... gây sưng bên trong mũi. Khi kết hợp cả hai yếu tố trên, máu cam sẽ tự bộc phát. Đồng thời, thói quen ngoáy mũi ở trẻ cũng có thể dẫn đến chảy máu cam.
Bác sĩ khuyên cha mẹ không nên quá hoảng sợ khi thấy con bị chảy máu cam. Thay vào đó, hãy trấn an trẻ và tìm cách ngăn chặn không để máu tiếp tục chảy, tránh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.
Sơ cứu đúng khi chảy máu cam
Khi thấy con bị chảy máu cam, cha mẹ hãy để trẻ ngồi xuống ghế, giữ chặt bên mũi chảy máu ở tư thế cúi đầu về phía trước, đồng thời thở bằng mồm hoặc bên mũi còn lại. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 phút để cầm máu. Khi trẻ đã lớn, bạn có thể hướng dẫn cho con tự làm kết hợp với thao tác xì mũi để lượng máu đã chảy ra được thoát ra ngoài, sau đó mới giữ chặt bên mũi đang chảy máu.
Sau đó, bạn nên hạ thấp nhiệt độ cơ thể giúp làm giảm lưu lượng máu đến mũi. Có thể cho trẻ ngậm 1 viên đá nhỏ hay áp một miếng gạc lạnh phía bên ngoài mũi để giúp máu ngừng chảy nhanh chóng.
Nếu sau 10 phút mà máu cam vẫn không dừng lại, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Không để bệnh nhân nằm hay ngửa đầu ra sau
Để bệnh nhân chảy máu cam nằm ngửa đầu ra sau là sai lầm nhiều người mắc phải. Nguyên nhân là trong tư thế này, máu sẽ chảy ngược vào trong miệng và cổ họng, gây nôn hoặc buồn nôn. Thậm chí, khi nằm hay ngửa đầu ra phía sau, máu không đông mà vẫn tiếp tục chảy.
Không nhét gạc hay các chất liệu khác vào mũi
Khi trẻ bị chảy máu cam, nhiều cha mẹ thường tự ý nhét gạc hay vụn thuốc lá vào mũi trẻ để cầm máu. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không được khuyến khích làm. Các bác sĩ có thể sử dụng gạc để ngăn chảy máu mũi nhưng cha mẹ thì không nên tự ý đưa các vật lạ vào mũi trẻ. Nguyên nhân là những vật liệu thông thường đều không đảm bảo vô khuẩn, có thể tác động xấu đến niêm mạc ở mũi.
Không lạm dụng nước muối
Nhiều người thường nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để làm ẩm niêm mạc mũi, tránh chảy máu cam. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Việc xịt thuốc hoặc nước muối sinh lý chỉ làm ẩm niêm mạc mũi tạm thời, về lâu dài còn khiến mũi khô hơn, gây khó chịu, dễ bong tróc và chảy máu cam thường xuyên.
Thay vì sử dụng các biện pháp tạm thời này trong thời gian dài, hãy cho trẻ uống đầy đủ. Chảy máu cam ăn gì cũng là câu hỏi mà nhiều phụ huynh quan tâm. Tốt nhất, bạn nên cho trẻ uống đủ nước, ăn nhiều rau củ, thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế tình trạng này.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...