Những lưu ý khi ăn quả hồng giòn để ngăn ngừa tắc ruột
Quả hồng giòn có tên khoa học là Diospyros kaki, họ Thị (Ebenaceae), vị ngọt và hơi chát. Hồng giòn được dùng dưới 2 dạng là tươi và sấy khô. Loại quả này có giá trị dinh dưỡng cao (giàu giàu glucose, fructose, sucrose, protein, carotene, vitamin C, citrulline, iốt, canxi…), mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các nghiên cứu cho thấy quả hồng giòn có nhiều vitamin C (cao gấp 1-2 lần) các loại trái cây thông thường nên thường xuyên dùng sẽ giúp cơ thể tăng bổ sung nguồn vitamin C, tăng cường sức đề kháng. Thường xuyên tiêu thụ hồng giòn còn giúp bạn ngăn ngừa bệnh bướu cổ, hỗ trợ nhuận tràng, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Tuy nhiên, việc ăn quả hồng giòn không đúng cách lại gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng. Dưới đây là những lưu ý khi ăn quả hồng giòn, tránh tắc ruột.
Những lưu ý khi ăn quả hồng giòn
Người già và trẻ nhỏ hạn chế ăn quả hồng giòn
Người già và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa kém, trong khi đó một số chất trong quả hồng giòn lại kích thích dạ dày co bóp mạnh, gây trào ngược và cảm giác khó chịu. Do đó, hai đối tượng người già và trẻ nhỏ chỉ nên ăn 1-2 miếng hồng giòn sau bữa ăn, đồng thời phải nhai thật kỹ.
Tốt nhất, hai đối tượng này nên dùng hồng đã chín mềm hay hồng sấy khô để tránh bị nghẹn và có hại cho dạ dày.
Không ăn quả hồng giòn khi bụng đói
Quả hồng giòn tuy có vị ngọt nhưng lại chứa nhiều tanin nên hơi chát. Chất tanin trong quả hồng giòn kết hợp với axit dạ dày rất dễ kết tủa, gây tắc ruột. Do đó, không nên ăn hồng tươi khi bụng đói để tránh tắc ruột.
Đặc biệt, không nên ăn vỏ hồng giòn vì chúng chứa nhiều chất tanin làm tình trạng tắc ruột diễn ra nhanh hơn. Nên ăn quả hồng giòn sau khi ăn no 15 - 30 phút để bảo đảm bụng không bị cồn cào, tắc ruột và gặp phải cảm giác nôn ói.
Người mắc các bệnh về dạ dày không nên ăn quả hồng giòn
Những người mắc các bệnh về dạ dày (viêm dạ dày, cắt một phần dạ dày,...) thường bị đầy bụng, khó tiêu. Trong khi đó, quả hồng tươi lại chứa các chất gây khó tiêu, đặc biệt chất tanin lại gây kết tủa. Do đó, người bị bệnh về dạ dày, hệ tiêu hóa yếu không nên ăn hồng giòn.
Người bị bệnh thiếu máu không nên ăn quả hồng giòn
Không chỉ dễ gây kết tủa khi gặp axit trong dạ dày, chất tanin trong quả hồng giòn còn kết tủa khi gặp sắt. Điều này gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn, ảnh hưởng lớn đến quá trình tạo máu. Bên cạnh đó, không nên ăn trái hồng giòn khi đang uống viên sắt hay các thực phẩm giàu chất sắt.
Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quả hồng giòn
Quả hồng giòn là khắc tinh của bệnh nhân tiểu đường. Quả hồng giòn chứa 10,8% đường, trong đó phần lớn là các disaccharides đơn giản và monosaccharides (glucose, fructose, sucrose) nên dễ dàng hấp thu vào máu. Điều này dễ dàng gây tăng lượng đường trong máu.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...