Những lời khuyên giúp cha mẹ cho trẻ ăn dặm tốt nhất
Bé nhà bạn đã sẵn sàng để chuẩn bị ăn dặm chưa?
Theo các chuyên gia sức khỏe trẻ em, thông thường trẻ phải đến 4 – 6 tháng tuổi mới có thể ăn dặm. Ngoài ra, muốn biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm chưa, phải xem xét bé đã đáp ứng đủ điều kiện sau đây không:
- Tứ chi của trẻ đã đủ vững vàng để chống đỡ cơ thể. Ví dụ khi trẻ đang bò thì có thể vươn tay ra để đỡ phần đầu và thân thể đứng dậy.
- Trẻ có thể dùng lưỡi để đẩy thức ăn vào phía trong cổ họng.
- Trẻ không còn hiện tượng dùng đầu lưỡi đẩy thức ăn thể rắn ra ngoài miệng.
- Trẻ bắt đầu có thói quen cho tay hoặc vật khác vào miệng để cảm nhận các dạng chất khác nhau.
- Trẻ biết há miệng để bày tỏ sự thích thú với món ăn, hoặc lúc đã no thì trẻ quay đầu ra chỗ khác để từ chối ăn tiếp.
Có thể thấy, cho trẻ ăn dặm khi nào là vấn đề đầu tiên bố mẹ cần xác định tốt.
Nếu trẻ chưa có các điều kiện trên mà bạn cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể gây ra nguy cơ trẻ bị sặc, bị hóc thức ăn, thậm chí dẫn đến viêm phổi. Nếu trẻ ăn dặm quá muộn lại làm chậm trễ khả năng học nhai nuốt và khiến trẻ mất hứng thú với thức ăn.
Các tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn thức ăn dặm cho trẻ
Văn hóa, điều kiện sống và môi trường gia đình khác nhau nên vấn đề chế biến thức ăn dặm cho trẻ hoàn toàn không thể giống nhau. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng tối ưu cho trẻ:
- Nếu trẻ chỉ vừa mới ăn dặm, bạn nên chỉ chọn một loại sản phẩm ăn dặm đơn nhất và dễ tiêu hóa.
- Không nên cho đường và muối vào thức ăn dặm.Cố gắng chọn thức ăn giàu sắt và kẽm.
- Không nên kiểm soát quá gắt gao việc dung nạp lipit của trẻ, bởi vì lipit chiếm ¼ nguồn năng lượng cần thiết.
- Một trong số các nguyên liệu ăn dặm tốt nhất phải giàu vitamin C (ví dụ như dâu tây, bông cải xanh, kiwi v.v…) để giúp cơ thể trẻ dễ dàng hấp thu sắt.
Như vậy, khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì món cháo thường là lựa chọn lý tưởng. Cháo dễ tiêu hóa, độ mẫn cảm thấp và giàu chất sắt. Sau đó, bạn có thể thêm dần vài món rau quả đa dạng màu sắc vào cháo cho trẻ.
Trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi, mỗi ngày tốt nhất phải ăn ít nhất một loại rau hoặc trái cây. Thịt nạc giàu sắt và kẽm có thể xay nhuyễn thêm vào cháo. Riêng hải sản tuy giàu dinh dưỡng nhưng dễ gây dị ứng, bạn cần thận trọng khi cho trẻ ăn dặm.
Một số thực phẩm cần thận trọng trong giai đoạn trẻ sơ sinh cho đến 10 tuổi
Trẻ sơ sinh: Thực phẩm chế biến từ đậu nành
Trẻ sơ sinh nếu muốn dùng đậu nành phải có liều lượng thích hợp. Nguyên nhân do trong đậu nành có chứa soyal progesterone, một loại estrogen thực vật có thể gây tác dụng phụ làm trẻ dậy thì sớm.
Ngoài ra, đậu nành còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B ở trẻ nhỏ. Hậu quả là trẻ dễ mắc bệnh thần kinh mãn tính, thậm chí có trường hợp trẻ tử vong do dùng nhiều đậu nành.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Muối
Chức năng thận của trẻ dưới 3 tháng tuổi chưa hoàn thiện, không nên thêm muối vào thức ăn dặm. Thông thường, sau 6 tháng tuổi, mỗi ngày trẻ cũng chỉ được dung nạp dưới 1g muối.
Trẻ dưới 1 tuổi: Trứng, mật ong
Các nhóm vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột ở trẻ dưới 1 tuổi còn rất yếu, nếu cho trẻ ăn mật ong dễ gây ra viêm nhiễm đường tiêu hóa.
Ngoài ra, trứng tuy giàu dinh dưỡng nhưng trẻ từ 1 - 1,5 tuổi tốt nhất chỉ nên ăn lòng đỏ trứng và mỗi ngày không ăn quá một quả.
Trẻ dưới 2 tuổi: Sữa tươi
Các loại sữa tươi và sữa bột của người lớn không thích hợp với trẻ nhỏ. Trẻ dưới 2 tuổi vẫn chỉ nên bú sữa mẹ hoặc sữa công thức dành riêng cho trẻ.
Trẻ dưới 3 tuổi: Trà, chocolate
Lá trà có chứa một lượng lớn axit tannic có nguy cơ làm rối loạn và trở ngại khả năng hấp thu protein, sắt, kẽm, canxi và khoáng chất từ thức ăn dặm của trẻ.
Trong khi đó, chocolate thường nhiều chất béo, các thành phần khác cũng không phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ dưới 3 tuổi vì nó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thu.
Trẻ dưới 5 tuổi: Thuốc bổ, thực phẩm chức năng
Giai đoạn trước 5 tuổi là thời kỳ then chốt của sự sinh trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ. Trong khi đó các loại sản phẩm có tác dụng “bồi bổ” thường chứa nhiều chất kích thích tố, có nguy cơ khiến trẻ dậy thì sớm, làm ngưng tiến trình phát triển xương, ảnh hưởng chiều cao của trẻ.
Trẻ dưới 10 tuổi: Thức ăn muối chua
Nghiên cứu cho thấy, cho trẻ ăn các món muối chua trước 10 tuổi thì nguy cơ trẻ mắc ung thư cao gấp 3 lần người bình thường. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên cho thực phẩm này vào món ăn dặm của trẻ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.