Những điều cha mẹ cần biết để giải quyết triệt để hôi miệng cho con
Nguyên nhân trẻ bị hôi miệng
Từ khoảng 2 tuổi trở đi, trẻ đã mọc đủ răng, nước bọt tiết nhiều hơn và bắt đầu tập ăn cơm. Sau bữa ăn, nếu trẻ không làm sạch những thức ăn thừa mắc lại ở giữa kẽ răng, lợi, trên lưỡi hay bề mặt amidan ở dưới họng.
Vi khuẩn sẽ tương tác và do sự phân hủy chất nhầy đọng lại trên lưỡi gây ra mùi hôi. Đây là những nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi, đặc biệt nếu thực phẩm lưu lại ở trong miệng một thời gian dài.
Một số trẻ có thể bị trào ngược dạ dày hoặc nôn trớ sau khi ăn. Nếu bé yêu nhà bạn ăn những thực phẩm có mùi nồng như tỏi, hành, cà ri, mù tạt thì chúng có thể là thủ phạm gây ra hơi thở có mùi.
Trẻ bị viêm lợi hoặc viêm chân răng, răng sâu gây viêm tuỷ sẽ làm lợi của trẻ sưng tấy đỏ, chảy mủ hoặc tạo khối mủ ở chân răng gây hôi miệng.
Thói quen ngậm ngón tay hoặc vú giả của trẻ thì đây chính là những “vật trung gian” làm tăng thêm vi khuẩn cho miệng vì núm vú giả là nơi chứa các mẫu thực phẩm thừa từ các bữa ăn trước đó.
Dị vật mắc ở mũi khiến niêm mạc mũi tổn thương cũng gây mùi hôi. Nếu bé đang bị ngạt mũi phải thở bằng đường miệng thì vi khuẩn trong miệng càng có cơ hội tăng trưởng.
Tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh cơ thể như viêm mũi, viêm xoang, viêm amiđan có hốc, u ở họng, viêm phế quản, viêm phổi, thoát vị bẹn hoặc dị ứng theo mùa...
Làm gì để giúp trẻ loại bỏ hôi miệng?
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách sẽ nhanh chóng làm cho hơi thở trẻ trở nên thơm mát hơn. Đây cũng là thói quen cần hình thành sớm cho trẻ để bảo vệ răng miệng hiệu quả.
Tập cho bé thói quen đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ và sau khi ăn để làm sạch khoang miệng.
Lưỡi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, cha mẹ có thể dùng gạc mềm hoặc khăn mỏng thấm nước muối sinh lý hoặc nước ấm để vệ sinh răng miệng cho bé. Với trẻ lớn hơn, phụ huynh nên tập cho con thói quen đánh lưỡi để tẩy sạch cặn bẩn bám trên lưỡi.
Cha mẹ nên đưa bé đi kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các lỗ sâu răng. Nên cho trẻ thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần, kết hợp sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối loãng cùng với vệ sinh răng miệng để đạt hiệu qủa tốt nhất. Nếu bé vẫn có hơi thở hôi, hãy đưa bé đến bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác.
Hãy chắc chắn rằng bé rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trước khi cho ngón tay vào miệng. Tiệt trùng núm vú giả trước khi đưa bé ngậm.
Súc miệng thôi chưa đủ, mà bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ sạch mảng bám trong răng từ đó hạn chế việc vi khuẩn hình thành gây mùi hôi miệng khó chịu tốt nhất.
Lưu ý về thói quen ăn uống
Giảm bớt các gia vị như tỏi, hành, cari…trong các món ăn của trẻ. Cân bằng dinh dưỡng, không ăn quá nhiều chất béo. Hạn chế ăn vặt bằng những đồ ăn nhanh nhiều gia vị, thức uống có ga mà thay vào đó là những đồ ăn nhẹ, trái cây tươi.
Cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy. Lưu ý, chỉ nên uống nước 15 phút sau bữa ăn; không uống nước trong và trước khi ăn vì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin C để tăng cường chống nhiễm khuẩn và vitamin D giúp răng chắc khỏe, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Sử dụng một số loại thảo mộc hoặc nước uống tự làm như: lá bạc hà, chanh muối, trà xanh,…
Một số mẹo vặt dân gian trị hôi miệng hiệu quả cho trẻ
Để giảm hẳn mùi khó chịu của hơi thở, bạn có thể làm theo những cách dùng thảo dược dưới đây, vừa hiệu quả lại an toàn.
Dưa chuột
Dưa chuột (dưa leo) rửa sạch, gọt lấy vỏ, đun nước uống ngày 3 lần sẽ giúp trẻ loại bỏ hôi miệng nhanh chóng.
Vỏ chanh, vỏ bưởi
Trong vỏ chanh, vỏ bưởi có nhiều tinh dầu thơm giúp khử mùi, đồng thời chất cay có trong vỏ giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi cực kì nhanh. Rửa sạch vỏ, nhai kỹ nuốt dần, ngày vài lần.
Dưa hấu
Chỉ đơn giản ép dưa hấu để lấy nước uống là mẹ đã hạn chế tình trạng hôi miệng cho trẻ hiệu quả.
Vỏ quýt
Vỏ quýt 30 g rửa sạch, thái sợi, nấu thành nước uống hàng ngày.
Mật ong và quế
Để giữ hơi thở thơm tho suốt cả ngày, hãy cho 1 thìa cà phê mật ong và quế vào nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng.
Cây hoa quế
Trị chứng lạnh bụng, giúp thông khí huyết, đổ mồ hôi. Để chữa hôi miệng, lấy ba lạng hoa quế, một bình rượu gạo, một thìa cà phê muối. Pha nước muối rửa sạch hoa quế, vớt ra để ráo, để khô tự nhiên, cho hoa quế vào rượu gạo, đậy kín nắp, sau 30 ngày đem dùng dần.
Rau mùi tàu
Lấy một nắm rau mùi tàu (ngò gai, ngò tàu) cho vào sắc với nước thật đặc, cho thêm một ít muối để lấy nước ngậm và súc họng. Ngậm vài phút trong miệng rồi mới nhổ ra. Làm như vậy nhiều lần trong ngày, liên tục 5-6 ngày bệnh sẽ đỡ hơn.
Húng chanh
Húng chanh còn gọi là rau tần khô, rau thơm có thể đem sắc lấy nước đặc để ngậm và súc miệng trong ngày. Ngậm nước húng chanh trong miệng một lúc mới nhổ đi, ngày súc miệng vài lần và làm liên tục trong vài ngày thì hơi thở sẽ bớt mùi hôi.
Cây hương nhu
Hương nhu còn gọi là cây é (é tía và é trắng nhưng é tía tốt hơn). Lấy 40 gr hương nhu sắc với 200 ml nước và cô đặc lại lấy nước để ngậm và súc miệng. Súc miệng nước này thường xuyên vào buổi sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Khi súc miệng, nên ngậm trong miệng 1-2 phút rồi mới nhổ ra. Súc miệng liên tục như vậy trong nhiều ngày để cho hơi thở thơm tho hơn.
Quả vải khô
Lấy 2-3 quả vải khổ, bỏ vỏ, hạt, lấy cùi ngậm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau nhổ đi, ngậm liên tục 10-15 ngày.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.