Những điều cần lưu ý khi chọn thức ăn cho người tiểu đường
Tiêu chuẩn chọn nhóm thức ăn cho người tiểu đường
Tiêu chuẩn chọn món ăn cho người tiểu đường rất quan trọng vì qua đó người bệnh sẽ biết mình nên bổ sung thực phẩm nào cho phù hợp, nắm được quy tắc nên và không nên ăn gì. Nhóm những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:
1. Nhóm đường bột
Nhóm đường bột gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt như các loại đậu, gạo còn vỏ cám hay rau củ... Những thực phẩm này nên được hấp, luộc hay nướng và hạn chế tối đa rán, xào... Có thể dùng các loại củ như khoai sắn để cung cấp tinh bột cho cơ thể thay cơm, bún hoặc dùng kèm nhưng với lượng nhỏ.
2. Nhóm thịt cá
Các loại thịt gia cầm bỏ da, cá, thịt lọc bỏ mỡ cùng các loại đậu đỗ... là nhóm thức ăn cho người tiểu đường cực tốt. Chúng cũng nên được chế biến đơn giản theo hướng tốt cho sức khỏe như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bỏ mỡ tối đa.
3. Nhóm chất béo, đường
Không phải cứ là thực phẩm có chất béo hay đường thì người bệnh tiểu đường không được dùng nhưng sẽ phải ưu tiên chọn những loại có chất béo không bão hòa được. Nhóm thực phẩm này bao gồm dầu olive, mỡ cá, đậu nành, vừng,...
4. Nhóm rau
Rau là món ăn cực kỳ tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Hầu như các loại rau xanh đều phù hợp với bệnh nhân, nhất là khi được chế biến theo hướng không dùng dầu mỡ, không nêm nếm quá ngọt hay quá mặn như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn (không sử dụng nhiều sốt có chứa chất béo).
5. Hoa quả
Người bệnh tiểu đường rất cần tăng cường ăn trái cây tươi hay ép thành nước để uống, nhưng hạn chế cho thêm kem hoặc đường hoặc sốt ngọt béo. Chọn lựa những loại hoa quả có lượng đường thấp càng thấp càng tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
5 thực phẩm tốt nhất cho người bị tiểu đường
1. Cá béo
Cá béo bao gồm các loại cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi và cá trích đều là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất dành cho người tiểu đường. Ăn nhiều cá béo sẽ giúp cung cấp đủ lượng dưỡng chất quan trọng như DHA và EPA có tác dụng bảo vệ các tế bào trên mạch máu đồng thời giảm thiểu viêm nhiễm qua đó cải thiện chức năng của động mạch.
Theo nghiên cứu khoa học, những người thường xuyên ăn cá sẽ ít bị suy tim hay những biến chứng của bệnh tim. Đây cũng là nguồn cung cấp đạm chủ yếu cho cơ thể giúp bạn mau no và tăng tỷ lệ trao đổi chất.
2. Rau lá xanh
Một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy: những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc bị huyết áp cao nếu hấp thụ nhiều vitamin C có trong rau lá xanh hơn sẽ giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm, từ đó làm đường huyết tăng chậm hơn.
Mặt khác, trong rau lá xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa là lutein và zeaxanthin. Đây là hai dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
3. Quế
Quế được mệnh danh là món ăn dành cho người tiểu đường vì nó có thể giúp kiểm soát tốt nhất mức đường huyết cũng như lượng cholesterol và triglyceride ở người tiểu đường tuýp 2 giúp quá trình điều trị tốt hơn. Đồng thời có tác dụng tăng độ nhạy insulin cho cơ thể người bệnh.
Nghiên cứu y học cho thấy: Quế có tác dụng kỳ diệu trong việc làm giảm nồng độ đường trong máu và lượng cholesterol cũng như mật độ triglyceride trong cơ thể, từ đó cải thiện độ nhạy của loại hormone gây hại trong máu.
4. Trứng
Trong một thử nghiệm y khoa, các bác sĩ nhận thấy chế độ ăn uống với số lượng 2 quả trứng mỗi ngày đã tạo nên sự cải thiện về hàm lượng cholesterol trong máu cũng như mức đường huyết của người bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, trứng cũng có thể là món ăn vặt - thức ăn cho người tiểu đường vì chúng rất giàu lutein và zeaxanthin. Đây là những chất chống oxy hóa giúp cho mắt chúng ta luôn được khỏe mạnh. Lượng dinh dưỡng có cả trong lòng đỏ và lòng trắng nên khi ăn thì nên dùng hết cả quả.
5. Hạt chia
Có thể nói hạt chia là một loại thức ăn tốt cho người tiểu đường, thậm chí là cực kỳ tốt vì chúng chứa rất nhiều chất xơ mà lại cực kỳ ít tinh bột - đáp ứng tiêu chuẩn vàng khi lựa chọn thức ăn cho người tiểu đường.
Thật vậy, trong 28g hạt chia sẽ chứa 12g tinh bột, đường. Nhưng riêng chất xơ đã chiếm đến 11g trong số đó. Điều tuyệt vời nhất là lượng chất xơ hòa tan trong loại hạt dinh dưỡng này thực sự có tác dụng hạ thấp tối đa nồng độ đường trong máu và hơn thế nữa, chúng giúp giảm tỷ lệ thức ăn vào ruột và được tiêu hóa.
Hạt chia còn giúp giảm các cơn đói và hỗ trợ bạn giữ được cân nặng phù hợp. Nếu bạn bổ sung thêm hạt chia với liều lượng phù hợp vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình thì chất xơ có trong hạt sẽ giúp làm giảm tổng lượng calo trong bữa ăn.
Những điều cần tránh khi chọn thức ăn cho người tiểu đường
Quá trình điều trị bệnh tiểu đường chỉ có thể đạt kết quả tốt nhất, hiệu quả cao nhất khi người mắc bệnh tiểu đường tuân thủ nghiêm ngặt theo chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhất là hạn chế các loại thực phẩm sau:
Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì hay miến, bột sắn dây, các loại củ quả nướng chính.
Tránh ăn các thực phẩm chứa chất béo bão hòa vì chúng có nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ tăng bệnh tim mạch. Những loại thức ăn này không chỉ gây hại cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn không tốt cho sức khỏe của người khỏe mạnh.
Trong danh sách thức ăn cho người tiểu đường chắc chắn không thể có thịt lợn mỡ, nội tạng động vật, thịt gia cầm có da hay những cốc kem tươi, dầu dừa và tất cả các loại bánh kẹo ngọt, sirô, mứt cùng các loại nước có ga... dù chúng có hấp dẫn đến đâu đi nữa.
Người bị tiểu đường cũng nên hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô hoặc mứt hoa quả vì chúng chứa một lượng đường cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh nói chung và bệnh nhân tiểu đường nói riêng.
Ngoài việc tránh ăn những loại thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị bệnh thì người bệnh cũng cần biết và nắm rõ những nguyên tắc để tránh làm đường huyết tăng cao, qua đó ngăn chặn và làm chậm lại các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh tiểu đường như:
Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Việc này sẽ giúp tránh tình trạng tăng đột ngột đường huyết. Ăn uống điều độ, đúng giờ, tuyệt đối không để tình trạng quá đói hay quá no.
Giữ cho khẩu phần ăn càng ổn định càng tốt, tránh việc thay đổi ngột lượng thức ăn hoặc ăn quá nhanh và quá nhiều ảnh hưởng đến cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
Sau khi ăn cần vận động nhẹ, không nên nằm hay ngồi một chỗ ngay, dành nhiều thời gian để tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe. Việc này sẽ hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh tiểu đường.
Có thể thấy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe mọi người nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng. Việc chọn thức ăn cho người tiểu đường cân bằng, khoa học sẽ giúp duy trì ổn định lượng đường huyết về lâu dài.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....