Bệnh sỏi thận không khó trị nếu chị em biết đến những kiến thức cơ bản bên dưới. Kết hợp với liệu pháp điều trị từ bác sĩ, những cơn đau buốt khi tiểu sẽ không còn xuất hiện quấy rầy cuộc sống người bệnh nữa.
Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận hay sạn thận là bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại tại thận, bàng quang, niệu quản. Chúng hình thành các tinh thể rắn với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Đối với sỏi nhỏ, cơ thể có thể tống ra ngoài qua đường tiểu. Còn đối với sỏi lớn, chúng gây cọ xát khó chịu, thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu.
Bệnh xuất hiện khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi một hoặc cả hai hiện tượng trên xuất hiện trong thời gian dài, chúng sẽ hình thành sỏi thận quấy rầy cuộc sống của bạn.
Triệu chứng bệnh sỏi thận
Dấu hiệu nhận biết bản thân đã bị sỏi thận "ghé thăm" bao gồm:
- Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới
- Đi tiểu cảm thấy đau buốt
- Tiểu ra máu (tùy vào tổn thương mà tình trạng này có thể được nhận biết bằng mắt thường hay phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được)
- Luôn có cảm giác buồn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu thật sự rất ít
- Cảm giác buồn nôn và nôn
- Hay sốt, cảm giác ớn lạnh
Bệnh sỏi thận nên và không nên ăn gì?
Nên ăn gì?
Uống nhiều nước
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận chính là uống ít nước khiến cho nước tiểu bị cô đặc, khoáng chất dễ kết tinh tạo thành sỏi. Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì lượng nước 2,5 lít nạp vào cơ thể mỗi ngày. Uống đủ nước không những giúp bệnh tình thuyên giảm mà còn mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Ngoài nước lọc, bạn cũng nên bổ sung thêm nước cam, chanh. Thành phần citrate trong hai loại nước trái cây này sẽ giúp ngăn ngừa tạo mầm sỏi, đồng thời tăng tốc độ hòa tan của sỏi và các cặn lắng trong đường tiết niệu.
Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi
Mặc dù 80% sỏi tiết niệu có thành phần là canxi nhưng bạn không nên kiêng kị luôn chất khoáng này. Lượng canxi an toàn bạn nên bổ sung mỗi ngày là 800-1200mg, từ các thực phẩm quen thuộc như: hải sản, trứng, sữa, phô mai, cá,... Ngoài ra, đừng quên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D để giúp cho việc hấp thụ canxi trở nên nhanh chóng hơn.
Tăng cường rau xanh, trái cây
Rau xanh, trái cây là nguồn cung vitamin, khoáng chất, chất xơ khổng lồ không chỉ giúp bạn giảm bớt sỏi thận mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện chức năng tiêu hóa. Một số loại bạn nên dùng: bưởi, kiwi, dưa hấu, bắp cải, bầu, bí,...
Không nên ăn gì?
Thực phẩm chứa nhiều oxalat
Canxi và oxalat được liên kết với nhau để tái hấp thu ở ruột non trước khi đến thận. Vì vậy, nếu lượng oxalat vượt quá mức cho phép, chúng sẽ hình thành nên sỏi thận, sỏi tiết niệu. Một số loại thực phẩm bạn cần tránh: khoai lang, khoai tây, dâu tây, sô cô la, rau bina, soda,...
Ăn mặn
Muối chứa nhiều natri nên có đặc tính giữ nước và ngăn cản tái hấp thu canxi khiến chất này dễ lắng đọng tạo sỏi và tăng kích thước sỏi. Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn chỉ nên nạp tối đa 2300mg, đặc biệt đối với người có cơ địa dễ tái phát bệnh sỏi thận thì con số này chỉ nên giới hạn 1500mg.
Thực phẩm giàu protein động vật
Các loại thịt đỏ, nội tạng động vật và loài có vỏ như sò, ngao, hàu chứa nhiều purin. Đây là chất làm tăng chuyển hóa và bài tiết axit uric dẫn đến tạo sỏi. Ngoài ra, lượng protein động vật khi nạp vào cơ thể sẽ làm giảm nồng độ citrate khiến sỏi càng dễ kết tinh. Vì vậy lời khuyên tốt nhất dành cho người bị sỏi thận đó là ăn không quá 150g thịt mỗi ngày.
Thực phẩm nhiều đường
Lượng lớn đường sucrose và fructose khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng lọc của thận, làm tăng nguy cơ bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu. Để kiểm soát lượng đường không vượt mức cho phép, bạn nên tránh xa các món ăn vặt không cần thiết như hoa quả sấy, bánh kẹo,...
Các chất kích thích
Các chất kích thích khiến cơ thể mất nhiều nước, từ đó dễ gây bệnh sỏi thận. Vì vậy, để bệnh tình cải thiện cũng như không diễn biến xấu thêm, bạn cần tránh uống rượu, bia, trà, cà phê,...
Một số phương pháp chữa sỏi thận từ tự nhiên
Chữa sỏi thận với đu đủ xanh
Đu đủ chưng cách thủy
Với 1 quả đu đủ xanh cùng ít muối, chị em có thể chế món đu đủ chưng cách thủy để phục hồi sức khỏe người bệnh sỏi thận. Cách thực hiện rất đơn giản: cắt đầu, bỏ hạt đu đủ, thêm chút muối vào lỗ khoét rồi cho quả vào nồi hấp cách thủy đến khi mềm là có thể ăn được. Áp dụng trong khoảng 1 tuần, người bệnh sẽ thấy bệnh tình biến chuyển.
Đu đủ luộc
Để làm món này, bạn nên mua đu đủ gần chín. Sau đó, đem gọt vỏ, bỏ hạt rồi xắt thành miếng vừa ăn đem luộc cùng ít muối. Chia làm 2 buổi trong ngày, người bệnh có thể từ từ thưởng thức mà không sợ ngán.
Chữa sỏi thận bằng khóm
Khóm chưng
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm 1 trái khóm và 0,3g phèn chua. Để thực hiện, khoét lỗ nhỏ trong ruột quả rồi cho vào đó toàn bộ phèn đã chuẩn bị. Sau đó, cho khóm vào nồi ninh trong 3 tiếng rồi lấy ra ăn cả thịt và nước. Dùng liên tục 7 ngày, bệnh nhân sẽ thấy bệnh tình có thay đổi.
Khóm nướng
Đầu tiên, đem khóm nướng trên lửa cho cháy hết vỏ ngoài. Tiếp theo cho vào máy ép lấy nước, trộn đều cùng 1 quả trứng gà đánh tan. Uống hỗn hợp này liền 3 ngày, 1 ngày dùng 2 lần, bạn sẽ thấy hiệu quả.
Khóm nướng phèn chua
Thực hiện tương tự món khóm chưng, bạn khoét lỗ nhỏ khoảng 3cm rồi cho vào đó ít phèn chua. Phần cắt ra có thể giữ lại làm nắp đậy. Sau đó, để khóm vào lò nướng đến khi chín vàng thì lấy ra, vắt thành 2 ly nước. Một ly bạn dùng cho buổi tối trước khi ngủ. Ly còn lại uống vào buổi sáng để sạn vỡ ra, theo nước tiểu thải ra ngoài.
Chữa sỏi thận bằng rau ngổ
Để chữa bệnh sỏi thận bằng rau ngổ, chị em có thể thực hiện theo 2 cách. Đầu tiên, đem rau giã nhỏ, lấy nước pha ít muối rồi chia làm 2 lần sáng - chiều uống trong ngày, lặp lại suốt tuần sẽ thấy công hiệu. Cách thứ 2 là lấy 50-100g rau xay làm sinh tố uống liên tục từ 15-30 ngày để mau đạt được kết quả.
Sau khi hiểu được tận tường bệnh sỏi thận là gì, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị, hi vọng chị em đã có được cho mình lượng kiến thức cần thiết giúp cho bản thân và gia đình thoát khỏi căn bệnh khó chịu này.