Những cách giảm đau khi chuyển dạ, mẹ nào đang mang bầu cũng cần biết
“Đau như đau đẻ” là câu nói dân gian hay dùng để nói về sự đau đớn khi chuyển dạ sinh con. Đau xé da xé thịt, đau khủng khiếp…, tóm lại là đau thật đau. Vậy sợ mổ mà sợ đau thì sao? Thì… có bác sĩ giúp mình – giảm đau khi chuyển dạ.
Đau trong lúc chuyển dạ sinh khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi mẹ, vị thế thai nhi, kích cỡ thai nhi, các cơn co thắt làm giãn nở và căng cơ tử cung, cổ tử cung… Cơn đau gây khó chịu từ giữa rốn, lan xuống và ra sau, đau từ da, cơ thành bụng và ra sau lưng. Cảm giác đau còn khác biệt ở các giai đoạn chuyển dạ.
Sản phụ mang thai con so, sinh lần đầu có thể thấy đau nhiều hơn so với người đã từng sinh.
Bạn đừng sợ, các bác sĩ không để mặc cho bạn đau đâu. Có thể bạn sẽ lo lắng việc làm giảm đau khi chuyển dạ sinh sẽ không tự nhiên, nhưng ngược lại, giảm đau sản khoa giúp bạn thấy dễ chịu hơn, kiểm soát tốt hơn, không gây hại cho mẹ và con.
Các phương pháp giảm đau dùng thuốc
Lưu ý rằng các phương pháp này được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, được đào tào và huấn luyện đầy đủ về gây mê hồi sức, có chỉ định và chống chỉ định rõ ràng. Mình muốn bạn trao đổi cụ thể với bác sĩ theo dõi. Mình chỉ mô tả thông tin tổng quát vì tính phức tạp của vấn đề này. Các phương pháp giảm đau tại chỗ phổ biến:
- Gây tê ngoài màng cứng: bác sĩ tiêm thuốc vào vùng lưng qua một ống nhỏ (catheter – mình dịch một cách dễ hiểu nhất). Bạn ngồi, hay nằm nghiêng. Liều lượng thuốc điều chỉnh tuỳ trường hợp, mức độ đau. Phương pháp này được xem là khá an toàn, linh hoạt. Tác dụng phụ rất thấp, có thể gặp như hạ huyết áp thoáng qua, đau lưng, và khoảng 1% bị nhức đầu trong vòng 1-7 ngày sau tiêm. Những cơn đau này có thể điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường.
- Gây tê tuỷ sống: thuốc tê được bơm vào dịch não tuỷ (cố gắng lắm nhưng không thể viết dễ hiểu hơn). Thời gian tác dụng bị giới hạn, cảm giác đau nhanh hơn, hay dùng trong mổ lấy thai.
- Giường nằm sinh: điều chỉnh nhiều tư thế, nằm, ngồi, dang chân, nâng cao đầu…Các loại giường hay bàn nằm sinh ở bệnh viện thuận tiện khi bạn sinh, các bác sĩ đỡ sinh, may tầng sinh môn…
- Tắm nước ấm, thậm chí còn ngồi hay ngâm trong bồn nước ấm. Vì nhiều lý do, phương pháp này không được triển khai ở các bệnh viện nước mình, nguyên nhân chính là vẫn chưa có chứng cứ tin cậy cho thấy có hiệu quả giảm đau và rút ngắn chuyển dạ.
- Đi lại: trong giai đoạn sớm, việc đi lại có thể làm bạn thấy dễ chịu hơn ngồi/ nằm một chỗ. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết khi nào cần nằm (như để mắc monitor theo dõi bé chẳng hạn).
- Các khoá học trước sinh còn hướng dẫn bạn hít thở, các tư thể ngồi, nằm khiến bạn dễ chịu. Sự hỗ trợ, an ủi, động viên của người thân cũng là một liệu pháp tinh thần hữu hiệu.
Bên cạnh bạn có bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh giúp đỡ, xử trí muôn vàn tai biến có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong quá trình chuyển dạ sinh. Tự nhiên, không có nghĩa là mặc kệ bạn và em bé trong bụng, mà là đứng bên cạnh theo dõi để hỗ trợ và can thiệp kịp thời trong suốt quá trình rất đỗi tự nhiên này. Tất cả những can thiệp (nếu cần) đều nhằm một mục tiêu duy nhất: bạn và em bé của bạn an toàn.
Mong bạn vuông tròn và hạnh phúc!
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.