Phụ Nữ Sức Khỏe

Mách mẹ bầu 7 tư thế giúp chuyển dạ nhanh, giảm đau đớn

Thay vì cứ nằm trên giường để cơn đau "hành hạ", mẹ bầu hãy thử những tư thế này để cơn chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Chắc chắn mẹ bầu nào cũng lo lắng, hoảng sợ khi nhắc đến chuyển dạ bởi quá trình này không chỉ tiêu tốn của mẹ nhiều sức lực mà còn vô cùng đau đớn. Tuy nhiên, khi chuyển dạ mẹ không nên chỉ nằm trên giường chịu đựng mà có thể thử các tư thế dưới đây để kích thích cổ tử cung mở nhanh hơn, giảm bớt đau đớn và mệt mỏi. 

Nằm ngửa, hai chân chống cao 

Tư thế đơn giản này có tác dụng cho nhiều bà bầu. Mẹ bầu có thể kê thêm gối hai bên cạnh người cho thoải mái. Trong mỗi cơn co, gập, duỗi đầu gối cũng sẽ giúp mẹ thấy dễ chịu hơn. 

Nằm ngửa, một chân giơ cao 

Với tư thế này, mẹ bầu cần sự trợ giúp của chồng hoặc người thân. Khi thấy mỏi người, bạn có thể đổi bên cho thoải mái. 

Nằm úp sấp, quỳ gối 

Tư thế nằm sấp, chống gối lên sẽ giúp mẹ giảm đau lưng và khung xương chậu mở ra nhanh hơn. Mẹ có thể dùng chăn, gối hoặc bóng yoga để kê phía trước. 

Ngồi xổm 

Đây vốn là một tư thế được khuyến khích và rất hiệu quả đối với các mẹ bầu sắp đến ngày sinh. Khi mẹ ngồi xổm (với sự hỗ trợ của người thân) sẽ tạo lực hấp dẫn có lợi để thúc đẩy chuyển dạ nhanh hơn. Ngồi cũng giúp mở rộng vùng xương chậu và giúp em bé nhanh chào đời.

Đứng thẳng, úp người vào tường 

Đứng hoặc đi bộ có thể giảm cường độ của cơn co thắt, giúp mẹ bầu bớt đau hơn. Mẹ bầu có thể dựa tường hoặc người khác trong tư thế đứng thẳng. Khi cơn đau đến, mẹ bầu nhẹ nhàng lắc lư người như đang nhảy múa chậm để thấy dễ chịu hơn. 

Đứng bám vào người khác, khuỵu gối 

Tư thế này giúp mở khung xương chậu, tạo điều kiện cho bé tụt xuống. Mẹ bầu có thể vịn tay vào thành ghế hoặc nhờ người thân đỡ và kiễng chân lên xuống để giảm cảm giác đau. 

Quỳ gối, hai chân mở rộng

Mẹ bầu có thể thực hiện tư thế quỳ trên giường hoặc trên tấm thảm sản nhà. Tuy nó khiến mẹ bị căng tức ở cột sống nhưng sẽ giúp giảm đau lưng và đẩy bé xoay về tư thế sinh chuẩn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể quỳ bằng 1 chân, chân còn lại tạo thế vuông góc và dựa người vào một chiếc ghế. 

Theo Minh An/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...

Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?

Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...

Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước

Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....

Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?

Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.

Người nuôi chó mèo có cần đi xét nghiệm để phát hiện sán chó?

Tôi hay bị nổi dị ứng da và có xét nghiệm máu dương tính với sán chó, tôi có nhiễm...

Xóa xăm có để lại sẹo?

Tôi có ý định xóa hình xăm. Xin hỏi bác sĩ hiện nay có những phương pháp xóa xăm nào...

Bị cúm, khi nào nên đeo khẩu trang?

Tội vừa có triệu chứng của cúm như ho, đau đầu, nhức mỏi người. Lúc này, tôi đã nên đeo...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

17 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 12 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình