Những cách chế biến món hạt dẻ yêu thích cho bà bầu ăn vặt trong thai kỳ
Nội dung bài viết:
Giá trị dinh dưỡng trong hạt dẻ
Hạt dẻ giàu hương vị, rất dễ ăn, được biết đến là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Trên thị trường hiện nay thường có cung cấp hai loại hạt dẻ chủ yếu là hạt dẻ rừng và hạt dẻ cười.
Hạt dẻ rừng được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi, ở nước ta có tỉnh Cao Bằng cho sản lượng hạt dẻ rừng lớn nhất cả nước.
Hạt dẻ cười thường được trồng ở vùng đồi núi, thời tiết ôn hòa, không quá nóng, quá lạnh. Loại này chủ yếu được nhập khẩu vào nước ta để bán.
Thành phần chủ yếu của hạt dẻ rừng là tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C, axit béo thuộc họ Omega-3, và các khoáng chất như mangan, sắt, photpho, canxi,...
Còn trong 30g hạt dẻ cười khô tuy chỉ có chứa lượng 160 calo (khá ít) nhưng bù lại là lượng vitamin và khoáng chất rất dồi dào: 3 gam chất xơ, 6 gam protein, 15 gam chất béo (trong đó có 83% là chất béo không bão hòa và không có transfat), 310 mg kali cùng rất nhiều vitamin (B6, A, D, B12, B1) và khoáng chất (Magie, Sắt, Photpho).
Bà bầu ăn hạt dẻ nhận được những lợi ích gì cho sức khoẻ?
Nhiều bà bầu thường ăn hạt dẻ trong thai kỳ, có thể là hạt dẻ rừng hoặc hạt dẻ cười. Vậy bà bầu ăn hạt dẻ có tốt không?
Câu trả lời là có, hạt dẻ đem đến nhiều lợi ích sức khoẻ cho bà bầu và nằm trong danh sách những loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi (chỉ sau hạt óc chó và hạnh nhân). Nếu bà bầu ăn hạt dẻ một cách hợp lý sẽ tốt cho cả mẹ và bé vì nó có chứa các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Để trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn hạt dẻ cười có tốt không hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của hạt dẻ đối với bà bầu dưới đây:
Tốt cho sự phát triển thần kinh của thai nhi
Đây là câu trả lời cho thắc mắc ăn hạt dẻ có tốt cho thai nhi không? Hàm lượng lớn vitamin B cùng các chất riboflavin, niacin, thiamin, axitpantothenic, vitamin B6 có tác dụng hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi.
Đặc biệt chất axit folic có nhiều trong hạt dẻ cười giúp ngăn chặn dị tật ống thần kinh giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, không bị nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Tăng khả năng miễn dịch
Mẹ bầu thường xuyên ăn hạt dẻ cười giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại nguy cơ xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể. Nhờ hàm lượng lớn các loại vitamin A, B,E có trong hạt dẻ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và ổn định.
Ngăn ngừa mỡ máu
Bà bầu ăn hạt dẻ có tốt không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong hạt dẻ có chứa hàm lượng chất béo không bão hoà đơn, giúp giảm mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong máu.Từ đó ngăn ngừa mỡ máu và các bệnh tim mạch, một tác dụng tuyệt vời của loại hạt này.
Phòng ngừa táo bón
Hầu như phụ nữ mang thai nào cũng gặp tình trạng táo bón, đầy hơi trong suốt quá trình mang thai. Trong khi đó hạt dẻ là một nguồn giàu chất xơ, nó sẽ giúp giảm táo bón và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Giúp ngủ ngon hơn
Hàm lượng vitamin B6 có trong hạt dẻ cười giúp sản xuất dẫn truyền thần kinh và các tế bào máu tạo ra serotonin giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, không còn mộng mị. Đối với những mẹ bầu bị mất ngủ trong thai kỳ hãy sử dụng hạt dẻ trong bữa ăn phụ có thể cải thiện tình hình mất ngủ của mình.
Giúp tạo tế bào máu
Đây là loại hạt cung cấp hàm lượng sắt cao. Chính vì vậy mẹ bầu nên bổ sung ngay hạt dẻ vào món ăn vặt bổ dưỡng hàng ngày nhé, bởi loại hạt là cách thức bổ sung máu hữu hiệu.
Ngăn ngừa đau sưng khớp
Trong quá trình mang thai, bà bầu thường không tránh khỏi việc đau nhức xương khớp do tăng cân và chịu áp lực của thai nhi ngày càng lớn trong bụng.
May mắn là hạt dẻ có đặc tính kháng viêm, giảm sưng và giảm đau khớp vì vậy nó sẽ giúp chị em giảm cảm giác đau nhức khi mang bầu.
Những lưu ý khi bà bầu ăn hạt dẻ
Với những công dụng mà hạt dẻ mang lại chắc bạn đã có câu trả lời về việc bà bầu ăn hạt dẻ rừng có tốt không? Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải để không gây ra tác dụng phụ.
Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều hơn 15 hạt dẻ cười trong một ngày, nếu ăn quá nhiều chúng ta có thể gặp những “rắc rối” sau đây:
- Trong hạt dẻ có các chất béo không hoà tan vì vậy ăn với số lượng nhiều sẽ khiến cơ thể dư dầu, dẫn đến buồn nôn hoặc đau đầu, gây hại cho não
- Hạt dẻ có thể gây nóng trong người, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ mẹ bầu.
- Nếu bạn bị dị ứng với các loại hạt, thì trong giai đoạn mang thai tốt nhất nên ngưng ăn hoàn toàn vì sẽ gia tăng 50% nguy cơ hen suyễn ở trẻ nhỏ.
- Hạt dẻ là đồ ăn vặt nhiều natri sẽ dẫn tới nguy cơ tăng huyết áp cho bà bầu. Vì vậy với các mẹ bầu có tiền sử cao huyết áp nên hạn chế ăn loại hạt này.
- Trong hạt dẻ có chứa chất fruntan - chất này can thiệp trực tiếp vào hoạt động tiêu hoá vì vậy nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến đau bụng và tiêu chảy.
Cách chế biến hạt dẻ
Ngoài thắc mắc “bà bầu ăn hạt dẻ tốt không?” thì nhiều chị em cũng chưa biết cách nào để thêm loại hạt này vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình. Dưới đây là một số mẹo hữu ích:
- Đối với hạt dẻ cười,cách chế biến đơn giản và thông dụng nhất chính là rang chín cùng một chút muối để tăng hương vị thơm ngon và sử dụng như một món ăn nhẹ.
- Đối với hạt dẻ rừng sẽ có nhiều cách chế biến phong phú hơn như rang, hấp, nấu cùng với một số thực phẩm khác. Một số món ăn bạn có thể tham khảo như: hạt dẻ hầm thịt, gà tần hạt dẻ.
Bạn có thể biến tấu thành món tráng miệng bổ dưỡng với hạt dẻ cười, sữa chua, bột yến mạch hoặc ngũ cốc hoặc nghiền nát chúng rồi trộn với trứng, sau đó rán chín lên.
Bạn cũng lưu ý là hiện nay trên thị trường có bán loại hạt dẻ có vỏ trắng, hạt xanh nhìn rất bắt mắt nhưng đây lại là loại hạt dẻ đã được tẩy trắng với nồng độ cao rất nguy hiểm cho sức khoẻ. Để lựa loại hạt dẻ chất lượng bạn nên chọn loại có vỏ ngoài màu vàng nâu, bên trong màu sẫm.
Tóm lại hạt dẻ là thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và rất tốt để dùng trong thai kỳ. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ các loại thực phẩm nào khác, mẹ bầu cầm tìm hiểu lợi ích và tác dụng phụ của nó trước khi sử dụng.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.