Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu dùng thuốc trị táo bón có an toàn không?

Bà bầu bị táo bón mặc dù đã thực hiện các biện pháp dinh dưỡng, có thể cho sử dụng các loại thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng có an toàn cho phụ nữ khi mang thai?

Bài viết sau đây sẽ giúp các bà bầu biết liệu có thực sự an toàn khi dùng thuốc nhuận tràng trong thai kỳ hay không. Ngoài ra, chúng ta cần tìm hiểu thêm về các tác dụng phụ có thể xảy ra và một số loại thuốc nhuận tràng được cho phép dùng khi mang thai.

Thuốc nhuận tràng là gì?

Thuốc nhuận tràng là thuốc điều trị táo bón bằng cách tăng nhu động ruột hoặc làm mềm lỏng phân. Chúng chứa các loại dược chất giúp hỗ trợ quá trình di chuyển phân trong lòng ruột, tăng lượng phân và làm mềm chúng.

Các biện pháp tự nhiên luôn được các bác sĩ ưu tiên chọn lựa - Ảnh minh họa: Internet

Các thuốc nhuận tràng có nhiều dạng khác nhau như dạng viên nén, viên nang, dạng gel, dạng lỏng để uống, dạng thụt tháo hoặc thuốc đạn để đặt vào trực tràng.

Sử dụng thuốc nhuận tràng khi mang thai có an toàn không?

Các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi lối sống tự nhiên và sử dụng men vi sinh để cải thiện chức năng ruột luôn được các bác sĩ ưu tiên chọn lựa. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể cho sử dụng các loại giúp nhuận tràng nhẹ, đây chỉ là sự lựa chọn thứ 2 trong quá trình điều trị táo bón cho bà bầu.

Trong số các thuốc nhuận nhàng, loại nhuận tràng giúp tăng khối lượng phân (Macrogol 4000 hay Polyethylene glycol 4000…) sẽ không hấp thụ vào máu cũng như không làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi. Vì vậy, loại này được xem là an toàn hơn những loại khác.

Thuốc giúp bôi trơn và nhuận tràng kích thích nhu động ruột cần phải tránh trong thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Thuốc giúp bôi trơn và nhuận tràng kích thích nhu động ruột (Bisacodyl…) cần phải tránh trong thai kỳ do thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn cho mẹ và thai nhi.

Bà bầu cần nhớ rằng các thuốc nhuận tràng chỉ giúp cải thiện tình trạng táo bón tạm thời. Quan trọng nhất vẫn là thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để duy trì nhu động ruột một cách tự nhiên. Việc lạm dụng thuốc nhuận tràng lâu dài có thể dẫn đến tình trạng mất nước, gây mất cân bằng nước và điện giải trong cơ thể chị em.

Các loại thuốc an toàn khi mang thai

Chúng ta sẽ tìm hiểu các loại thuốc nhuận tràng được bác sĩ sử dụng để điều trị táo bón khi mang thai.

Thuốc nhuận tràng làm tăng khối lượng phân

Đây được xem như một cách bổ sung chất xơ vì loại thuốc này hoạt động tương tự như chất xơ trong thực phẩm. Tác dụng của loại thuốc này là làm gia tăng số lượng phân bằng cách giữ lại các chất nhầy, việc đi tiêu sẽ dễ dàng hơn. Loại thuốc này cần khoảng 12 - 24 giờ mới có hiệu quả và đặc biệt không gây ra bất kỳ tác hại nào cho thai kỳ vì thuốc không đi vào máu.

Thuốc nhuận tràng làm mềm phân

Thuốc nhuận tràng cơ học làm tăng khối lượng phân là lựa chọn khá an toàn cho mẹ - Ảnh minh họa: Internet

Loại thuốc này giúp nước và chất béo đi vào phân, làm cho phân di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa. Loại này cần từ 12 - 72 giờ mới có tác dụng. Nhiều nghiên cứu chứng minh loại nhuận tràng này không gây bất kỳ tác hại nào. Do đó loại thuốc nhuận tràng này an toàn cho phụ nữ mang thai.

Thuốc nhuận tràng dạng kích thích nhu động

Thuốc kích thích vào niêm mạc ruột, gia tăng các nhu động ruột để quá trình đi tiêu dễ dàng hơn. Tác dụng nhanh trong vòng 6 - 12 giờ sau khi sử dụng. Loại này không gây các rủi ro cho thai nhi vì chúng hấp thụ vào máu rất ít. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài loại nhuận tràng này có thể gây một số tác dụng phụ như mất cân bằng điện giải của bà bầu, dùng lâu cơ thể sẽ lệ thuộc vào thuốc, không tự tạo ra nhu động tự nhiên.

Thuốc nhuận tràng dạng thẩm thấu

Thuốc giúp làm mềm phân bằng kéo nước vào ống tiêu hóa từ các mô xung quanh. Chỉ mất khoảng 30 phút đến 6 giờ để cho tác dụng. Sử dụng loại này không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào đối với em bé. Tuy nhiên, lạm dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến người mẹ tương tự như loại nhuận tràng kích thích nhu động ruột.

Natri biphosphate, magie hydroxit, các loại đường như polyethylene glycol và lactulose là một trong số các loại nhuận tràng thẩm thấu có hiệu quả. Mặc dù rất hiệu quả nhưng thuốc nhuận tràng chỉ được xem là lựa chọn thứ 2 trong điều trị vì một số tác dụng phụ mà chúng có thể gây ra.

Tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng với bà bầu?

Tương tự bất kỳ loại thuốc nào khác, thuốc nhuận tràng cũng có một số tác dụng phụ, điều này phụ thuộc vào từng loại thuốc nhuận tràng khác nhau. Các tác dụng phụ hay gặp bao gồm:

  • Đau bụng.
  • Đầy hơi.
  • Khó tiêu,
  • Mất nước, điện giải.
  • Chóng mặt.
  • Nước tiểu sậm màu.
Sử dụng thuốc nhuận tràng quá mức hoặc kéo dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ - Ảnh minh họa: Internet

Việc sử dụng thuốc nhuận tràng quá mức hoặc kéo dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ sau đây:

  • Giảm hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như các loại thuốc khác vì chúng làm tăng tốc độ di chuyển thức ăn qua lòng ruột.
  • Nồng độ magie trong máu thấp. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những bà mẹ sử dụng thuốc nhuận tràng khi mang thai sẽ có con có nồng độ magie máu thấp. Do đó, các bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc nhuận tràng khi mang thai.

Thuốc nhuận tràng có thể gây sảy thai không?

Hiện nay vẫn chưa có đủ các nghiên cứu chứng minh thuốc nhuận tràng gây sảy thai. Tuy nhiên, dầu thầu dầu – một dầu khoáng nhuận tràng tự nhiên có thể hại cho thai nhi.

Việc sử dụng thuốc nhuận tràng khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh?

Thuốc nhuận tràng không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác khi mang thai.

Bà bầu hãy nhớ rằng thuốc nhuận tràng chỉ là lựa chọn thứ 2, quan trọng và đầu tiên vần là thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục để hạn chế táo bón. Chị em tuyệt đối không được tự điều trị, thay vào đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc trị táo bón hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác trong thai kỳ.

Thảo Đỗ

Tin liên quan

8 tác dụng của quả sung đối với mẹ bầu không thể bỏ qua

Bài viết sẽ bật mí đến chị em những tác dụng của quả sung đối với bà bầu có thể...

Bác sĩ Nhi giải đáp: Trẻ bị muỗi đốt nên bôi gì?

Làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị tổn thương khi bị muỗi đốt. Không quá khó để cha...

Đau túi mật khi mang thai: Dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu không nên lơ là

Hơn 25 triệu người ở Hoa Kỳ bị sỏi mật và hơn 65% trong số đó là phụ nữ. Sỏi...

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng tuổi được mẹ Việt ưa chuộng

Cho con ăn như thế nào, ăn món gì để con nhanh lớn và khoẻ mạnh chính là nỗi băn...

Giáo dục theo phương pháp Reggio Emilia: Phát triển tối đa tiềm năng của trẻ

Phương pháp Reggio Emilia là một trong những phương pháp giáo dục khá mới mẻ tại Việt Nam. Khác với...

Trẻ bị nôn không sốt: Cha mẹ cần làm gì?

Nôn là tình trạng rất thường gặp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tìm hiểu...

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

'Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nguy hiểm không?' là vấn đề nhiều mẹ bầu thắc mắc. Hãy...

Tin mới nhất

Phụ nữ có 3 chỗ này càng "có da có thịt" thì càng nhiều lộc, không phú quý cũng giàu...

8 giờ trước

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

22 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

22 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

22 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

22 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

1 ngày 2 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

1 ngày 2 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

1 ngày 2 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

1 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình