Trong những ngày trời chuyển rét, nhiệt độ giảm thấp, không khí khô hanh lúc này là tác nhân khiến mũi và họng dễ bị khô, gây ra tình trạng ho, nhiễm lạnh. Nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng khiến bạn dễ mắc phải chứng cảm lạnh.

Bệnh cảm lạnh là do virus gây ra. Phổ biến nhất là các virus thuộc chủng Rhinovirus và Enterovirus. Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Ít gặp hơn là các trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc với các đồ vật chứa virus khi chạm vào hoặc dùng chung đồ với người bệnh.

Ảnh minh họa

Thông thường, bệnh có thể tự khỏi, cơ thể tự hồi phục trong vòng 7 - 10 ngày (đối với người lớn) và 10 - 15 ngày đối với trẻ nhỏ mà không cần phải sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Tuy nhiên, trong quá trình mắc cảm lạnh, người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ thường bị bội nhiễm, ở mức độ nghiêm trọng có thể gây ra những biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang,... cần được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế.

Cần làm gì khi bị cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh lý không nguy hiểm, điều trị chủ yếu là tập trung vào các triệu chứng của bệnh như: nghẹt mũi, đau họng, ho, đau cơ, sốt nhẹ.

Tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc xịt giúp thông mũi, thuốc ho làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, người bệnh chăm sóc cơ thể bằng các cách sau:

Làm thông mũi

Việc xì mũi mạnh, thường xuyên có thể gây kích ứng bên trong, gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi và xoang mũi, dễ dẫn đến viêm xoang. Để làm thông mũi, tốt nhất bệnh nhân nên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý vào mũi để làm mềm chất nhầy, giúp mũi bớt nghẹt.

Làm dịu cổ họng