Đi bộ đòi hỏi kết nối một lượng lớn tín hiệu thần kinh giữa não và các cơ ở cánh tay, ngực, lưng, bụng, xương chậu và chân. Do đó, đi bộ trông có vẻ là động tác đơn giản nhưng cần sự phối hợp phức tạp của cơ thể. Chính vì vậy, chỉ một sự thay đổi nhỏ về tốc độ cũng như sự linh hoạt khi đi bộ có thể là dấu hiệu chỉ ra những bất ổn sức khỏe và mức độ lão hóa của cơ thể.

Ảnh minh họa
Khi cơ thể già đi, cơ bắp sẽ mất khối lượng cơ và sức mạnh. Quá trình này thường được gọi là mất cơ bắp do lão hóa hay teo cơ, thường bắt đầu vào khoảng 40 tuổi.Bên cạnh đó, hệ thần kinh cũng bắt đầu lão hóa, khiến các dây thần kinh ở khắp cơ thể hoạt động ngày càng kém hiệu quả và suy giảm lượng dây thần kinh.Các nghiên cứu cho thấy, con người sẽ mất khoảng 0,1% neuron thần kinh mỗi năm trong độ tuổi từ 20 đến 60. Tốc độ này sẽ tăng khi chúng ta già đi. Nếu sống được đến 90 tuổi thì não sẽ mất 150gram mô thần kinh so với trọng lượng bộ não vào năm 50 tuổi.Mặc dù sự lão hóa là không tránh khỏi và gây ra các vấn đề như chấn thương, sưng đau khớp khiến việc đi lại khó khăn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc dáng đi thay đổi bất thường có thể cảnh báo nhiều bệnh tiềm ẩn.

Tốc độ đi chậm, dễ té ngã hơn bình thường

Các nghiên cứu cho thấy từ năm 45 tuổi nếu tốc độ đi bộ chậm hơn, độ linh hoạt giảm đi, độ dài sải chân ngắn hơn, dễ té ngã thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoái hóa thần kinh Parkinson.Khi mắc bệnh, tín hiệu thần kinh truyền từ não đến hệ thống cơ xương sẽ kém đi, hệ quả là khiến dáng đi loạng choạng, không giữ thăng bằng tốt.

Tình trạng bàn chân rũ

 
Thông thường, các cơ ở phía trước cẳng chân được thiết kế để kéo bàn chân lên khi nó tiến về phía trước. Ở một số người, điều này bắt đầu không còn hiệu quả và họ vấp ngã.Đây được gọi là “bàn chân rũ”. Đây là tình trạng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao phần trước bàn chân, dẫn đến việc các ngón chân bị kéo lê trên sàn khi di chuyển gây nguy cơ vấp ngã. Để bù đắp cho việc không thể nâng mu bàn chân, người bệnh thường phải nâng cao đùi khi đi lại, tương tự như khi leo cầu thang, để hỗ trợ bàn chân chạm vào sàn. Dáng đi này khá kỳ lạ và có thể khiến người bệnh phải đặt chặt chân xuống sàn với mỗi bước đi.Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường có thể gây ra tình trạng này, cũng như ngồi bắt chéo chân hoặc ở một số tư thế yoga trong thời gian dài.
Ảnh minh họa

Dáng đi khập khiễng

Nếu một người có dáng đi khập khiễng, cảm thấy cơn đau ở mông, lan xuống chân, thậm chí là bắp chân khi đi bộ thì có thể nguyên nhân là do bệnh động mạch ngoại biên. Điều này đặc biệt đúng nếu cơn đau biến mất khi ngừng đi.Nguyên nhân của các triệu chứng này là do động mạch cung cấp máu đến chân bị hẹp, làm giảm nguồn cung oxy đến các cơ ở chân. Hệ quả của tình trạng này là sự gia tăng tích tụ axit lactic trong cơ. Axit lactic sẽ khiến cơ dễ bị đau và chuột rút, khiến dáng đi khập khiễng. Tuy nhiên, nếu ngừng đi thì cơn đau sẽ biến mất.Các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch ngoại biên bao gồm hút thuốc, cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh tiểu đường . Có tiền sử gia đình mắc bệnh mạch máu cũng là một yếu tố nguy cơ.

Dáng đi loạng choạng

Dáng đi loạng choạng kèm theo việc khó giữ thăng bằng cơ thể thường do uống nhiều rượu bia. Tuy nhiên, nguyên nhân cũng có thể là do thiếu vitamin B12.Triệu chứng ở người lớn phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mới biểu hiện, nhưng ở trẻ em có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hơn nhiều do hệ thần kinh đã trưởng thành và vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thần kinh khỏi các rối loạn.May mắn là vấn đề sức khỏe này có thể điều trị hiệu quả bằng cách nạp vitamin B12 bằng cách tiêm hay uống. Ngoài ra, người mắc cũng có thể ăn các món giàu vitamin B12 như thịt, cá, trứng và sữa.Ngoài ra, các vấn đề về tai trong, chẳng hạn như viêm mê đạo , có thể là nguyên nhân ngắn hạn gây ra các vấn đề về thăng bằng và dáng đi. Chúng thường tự khỏi mà không cần điều trị.