Nhiễm vi khuẩn HP: Những điều bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe bản thân
Nội dung bài viết
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP còn có tên khoa học là Helicobacter Pylori. Đây là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển chủ yếu trong dạ dày người.
Vi khuẩn HP sống được trong dạ dày bằng cách tiết ra một loại enzyme mang tên Urease. Loại chất đặc biệt này giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.
Rất nhiều người khi phát hiện mình bị nhiễm vi khuẩn HP, không tránh khỏi lo lắng vì không biết bệnh có gây nên ung thư không.
Tuy nhiên, kết luận của những nghiên cứu khoa học cho thấy rằng có khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên, vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày.
Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP
Việc chủ động tìm hiểu thông tin về nguyên nhân và phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP từ đầu sẽ giúp mọi người giảm thiểu rủi ro mắc bệnh. Có hai nguyên nhân chính khiến người bệnh nhiễm vi khuẩn HP là:
Người bệnh nào bị viêm dạ dày, nhiễm khuẩn từ sự tấn công của vi khuẩn HP, tỷ lệ bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn cao hơn hẳn các trường hợp khác.
Do lây lan qua đường miệng từ những người bị nhiễm vi khuẩn HP khác.
Môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém với những yếu tố gián tiếp có thể dẫn đường cho vi khuẩn HP là chuột, gián, muỗi, ruồi…
Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm vi khuẩn HP
Một số triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP dưới đây có thể giúp nhận biết tình trạng bệnh của bạn:
Thấy đau hoặc bỏng rát vùng bụng phía trên.
Cơn đau bụng tăng lên khi đói.
Thường cảm thấy buồn nôn dù không có thức ăn trong bụng.
Nôn khan hoặc nôn vào buổi sáng sớm.
Chán ăn, đầy bụng, ợ nhiều.
Bị sụt cân không rõ nguyên nhân
Mắc chứng thiếu máu thiếu sắt mà không rõ nguyên nhân.
Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Vi khuẩn này có thể sinh sống và phát triển trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nó có thể gây ra tình trạng viêm, còn gọi là viêm dạ dày mãn tính, thường phát triển mà không có bất kỳ biểu hiện đặc biệt và đôi khi tồn tại suốt đời.
Bên cạnh đó, vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây ra những tổn thương khác như loét hoặc trong số ít trường hợp có thể phát triển thành ung thư dạ dày. Những tổn thương này được hình thành trong nhiều năm và tiến triển tương đối chậm: đôi khi phải mất hơn 30 năm kể từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
Nhiễm vi khuẩn HP có lây không?
Vi khuẩn HP có lây không? Câu trả lời là loại vi khuẩn này hoàn toàn có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành. Có 3 con đường lây lan chính bao gồm:
1. Đường miệng - miệng
Đây là đường lây truyền chủ yếu khiến người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP. Do bệnh lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh nên nếu trong gia đình có người nhiễm HP thì những người khác sẽ có nguy cơ nhiễm cao.
2. Đường phân - miệng
Vi khuẩn HP đào thải qua phân chính là nguồn lây lan chính cho cộng đồng. Ngoài ra, thói quen ăn uống không vệ sinh, hay ăn đồ sống cũng khiến dễ bị nhiễm vi khuẩn HP.
3. Đường khác
Nhiễm vi khuẩn HP còn có thể do dùng các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,... không đảm bảo. Chính vì vậy việc vệ sinh và tiệt trùng các thiết bị này sau mỗi lần sử dụng là vô cùng cần thiết để tránh lây nhiễm HP.
Nhiễm vi khuẩn HP nên ăn gì?
Diệt trừ kịp thời Helicobacter pylori sớm không chỉ giúp điều trị viêm dạ dày mạn tính, thúc đẩy chữa lành loét dạ dày, mà còn ngăn ngừa được bệnh ung thư dạ dày. Dưới đây là danh sách thực phẩm được xem là kẻ thù của vi khuẩn HP mà các chuyên gia y tế khuyên bạn hãy tiêu thụ chúng càng nhiều càng tốt:
1. Tỏi
Tỏi là loại gia vị quen thuộc trong cuộc sống và rất giàu allici. Chất này có tác dụng ức chế Helicobacter pylori - ngăn ngừa ung thư dạ dày một cách gián tiếp. Bên cạnh đó, mùi cay nồng trong tỏi xuất phát từ một chất kháng khuẩn cực mạnh thường được dùng để bảo vệ cây. Nó cũng có thể được sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên tốt cho cơ thể.
2. Rau
Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất béo rất dễ bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Và ăn nhiều rau hơn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc Helicobacter pylori, còn gọi là nhiễm vi khuẩn HP. Những loại rau như bông cải xanh, cải bắp, cà rốt… có khả năng ức chế vai trò của loại khuẩn gây hại này.
3. Trái cây
Cùng với rau, trái cây cũng có thể ức chế Helicobacter pylori. Mang lại hiệu quả cao trong việc giảm tác hại của bệnh là những loại giàu anthocyanin như nho, anh đào, dâu, quả việt quất….
4. Gừng hay củ nghệ
Gừng hay củ nghệ được xem là một trong những phương pháp chữa trị tự nhiên tốt nhất cho các bệnh về dạ dày, trong đó có việc chống nhiễm vi khuẩn HP. Hai loại củ quen thuộc này đều chứa chất chống viêm, chống gây đột biến và chất chống oxy hóa mạnh.
5. Vitamin C (đặc biệt là trái cây có múi)
Càng tăng cường chế độ ăn có lượng vitamin C cao thì càng ít có khả năng nhiễm khuẩn HP. Bởi vì vitamin C có khả năng tập hợp tối đa dịch nhầy dạ dày. Chúng có khả năng làm giảm viêm và chống lại nhiễm khuẩn HP hiệu quả.
Nhiễm vi khuẩn HP kiêng ăn gì?
1. Thực phẩm có chứa carbohydrates (Carbs)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất Carbohydrates có trong bánh mì, mì ống, nước ngọt cũng như nhiều loại thực phẩm khác sẽ khiến nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP tăng cao.
Tuy nhiên, đây là là những loại thực phẩm cần thiết và phổ biến đối với nhiều người nên khó có thể hoàn toàn loại bỏ ra khỏi khẩu phần ăn. Chúng ta chỉ có thể hạn chế, giảm thiểu việc ăn những thực phẩm này.
2. Thực phẩm cay
Thức ăn cay khiến dạ dày bị kích thích ngay cả khi cơ quan này đang khoẻ mạnh và không bị tổn thương như viêm loét… Ăn càng nhiều món cay nóng sẽ làm tình trạng bệnh dạ dày nặng hơn. Đặc biệt là khi bạn đang bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.
3. Caffeine
Caffeine có thể kích thích niêm mạc dạ dày và ảnh hưởng đến lớp nhầy mà vi khuẩn HP đang tấn công. Để giảm nguy cơ gây bệnh cũng như tình trạng bệnh (nếu đã bị nhiễm khuẩn HP) thì cần tránh xa cà phê, các loại nước giải khát.
4. Thực phẩm ngâm
Các thực phẩm ngâm như dưa muối, các món ngâm lâu ngày thường có nhiều muối và giấm. Khi 2 thành phần này kết hợp càng làm dạ dày bị kích thích, khiến các vết loét nặng thêm dẫn đến tình trạng viêm càng nghiêm trọng.
Phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP
Để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP, cần kết hợp chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đúng giờ với việc hạn chế rượu bia, thức ăn chua, chất gia vị kích thích như ớt tiêu,... sống lạc quan, tránh stress, lo âu.
Bên cạnh đó, khi chưa chắc chắn đã bị nhiễm HP và chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì không nên dùng nhiều kháng sinh mà cần đến bệnh viện thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị: dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng cách sử dụng và đúng thời hạn.
Người trên 40 tuổi, cả nam lẫn nữ khi gặp khó chịu về đường tiêu hóa thì nên đi kiểm tra để có chỉ định tầm soát HP sớm nhất khi cần thiết.
Vi khuẩn HP có tái nhiễm?
Khi đã được điều trị khỏi bệnh nhiễm vi khuẩn HP thì bạn vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm rất cao. Vì đây là loại vi khuẩn có khả năng lây nhiễm cao với nhiều con đường lây nhiễm khác nhau.
Vi khuẩn HP không chỉ tồn tại trong dạ dày người bệnh mà còn có mặt trong khoang miệng và nước bọt của người bệnh. Chính vì vậy khi sử dụng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân hay ở cùng người bệnh thì cần có biện pháp phòng tránh phù hợp.
Những gia đình có trẻ nhỏ cần đặc biệt cẩn thận hơn, tránh không nhai mớm thức ăn cho trẻ, phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP cho con. Nếu không may bị tái nhiễm, bạn nên bình tĩnh, đi khám và điều trị theo đúng sự chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý sử dụng đúng liều lượng và các loại thuốc kháng sinh mà bác sĩ đã kê. Thêm vào đó, nên thường xuyên đi kiểm tra tình trạng sức khỏe để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!