Nhiễm độc thai nghén nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm độc thai nghén là bệnh lý phát sinh trong thời kỳ thai nghén, có thể xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu (hiện tượng bệnh lý sớm) thai phụ có biểu hiện nghén nặng, nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối (nhiễm độc thai nghén giai đoạn cuối hay là hiện tượng bệnh lý muộn) có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu…
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật và nguy cơ trẻ khi sinh bị ngạt cao.
Triệu chứng nhiễm độc thai nghén
Nổi bật trong 3 tháng đầu thai kỳ là nghén nặng, thai phụ thường nôn nghén quá độ, ăn uống kém.
Mặt khác triệu chứng nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ là phù, tăng huyết áp, xuất hiện protein trong nước tiểu…
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc thai nghén
Nguyên nhân gây ra nhiễm độc thai nghén hiện nay còn chưa rõ nên việc điều trị nhiễm độc thai nghén còn nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, có một số yếu tố dễ dẫn tới hiện tượng này gồm:
- Thường xảy ra ở những thai phụ trẻ, mẹ mang thai lần đầu.
- Yếu tố thời tiết: thời tiết lạnh, chuyển mùa.
- Sản phụ thường xuyên làm việc mệt mỏi, quá sức.
- Ăn phải các loại thức ăn lạ, thức ăn dễ gây dị ứng.
- Sản phụ mắc các bệnh nội khoa mãn tính như loét dạ dày, viêm thận mãn tính…
Nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân hoặc thậm chí gây sảy thai, thai chết lưu.
Với mẹ bầu, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn đến hôn mê, co giật, viêm tiết niệu, khó thở. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Điều trị và phòng tránh nhiễm độc thai nghén như thế nào?
Nếu nhiễm độc thai nghén không được điều trị, có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường, có thể gây tử vong do sức khỏe bị suy kiệt nặng.
Do vậy, khi có những dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thai nghén, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay.
Với những mẹ bầu bị bệnh, bác sĩ sẽ giúp ngăn cản sự tiến triển của bệnh, tránh các biến chứng.
Đối với thai nhi, bác sĩ sẽ xem xét và đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi trong tử cung.
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên nhớ phải luôn tuân thủ các chỉ định sau:
- Hạn chế ăn mặn.
- Lượng nước uống hàng ngày giảm xuống so với bình thường không quá 1 lít.
- Nằm nghiêng về bên trái để tránh tử cung đè vào cuống thận.
- Dùng thuốc lợi tiểu và hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Vì chưa rõ nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh nên vẫn chưa có cách phòng tránh nhiễm độc thai nghén một cách hiệu quả.
Để tránh các biến chứng nguy hiểm, các mẹ bầu nên đi khám thai đầy đủ nhằm kịp thời phát hiện những bất thường trong thai kỳ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.