Nhau bám thấp có nguy hiểm không và cách kiểm soát phù hợp
Nhau bám thấp có nghĩa là vị trí bánh nhau có sự bất thường. Bánh nhau không bám ở đáy tử cung, thay vào đó một phần sẽ bám ở đoạn dưới của tử cung. Khi tuổi thai lớn dần và tử cung phát triển về phía đáy, kéo theo bánh nhau lên cao, vị trí bánh nhau bám có thể được cải thiện. Tuy nhiên, không vì thế mà các mẹ chủ quan vì thực tế một số trường hợp bánh nhau vẫn không bám đúng vị trí. Do đó, mẹ nên tìm hiểu thêm nhau bám thấp có nguy hiểm không và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đối với những tính huống bất ngờ xảy ra.
Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không?
Bình thường nhau thai hay bánh nhau sẽ cùng bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi thông qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500g, thường bám ở mặt trước hay mặt sau hoặc đáy tử cung. Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ xác định vị trí bánh nhau bám vào tử cung, ở đáy, thân, mặt trước, mặt sau, bám thấp, nhau tiền đạo trung tâm hay bán trung tâm. Nếu có bất thường, bác sĩ cũng sẽ căn cứ vào vị trí của bánh nhau để xác định được đó là nhau thai bám thấp mặt sau hay là nhau thai bám thấp mặt trước.
Nhau bám thấp mặt sau: Có nghĩa là bám ở phía sau thành tử cung. Đây là một trong những vị trí an toàn và thường sẽ không có vấn đề gì đáng lo ngại. Vì thế mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề nhau thai bám thấp mặt sau có nguy hiểm không?
Tuy nhiên, vì nhau bám thấp nên cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển của bé ở trong bụng mẹ. Nhau bám thấp thường chỉ xuất hiện ở những tháng đầu thai kỳ và có thể di chuyển lên vị trí vốn là của nó. Vì thế mẹ chỉ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ có thai kỳ an toàn.
Nhau thai bám thấp mặt trước: Có nghĩa là nhau thai nằm ngay phía trước đầu em bé. Đây là vị trí nhau thai khiến bác sĩ gặp nhiều khó khăn khi nghe nhịp tim của bé. Hơn nữa, do nhau bám mặt trước sẽ tạo nên sự ngăn cách giữa bé với tử cung nên đôi khi mẹ sẽ không cảm nhận được bất kỳ cử động nào của bé. Thậm chí, vào giai đoạn giữa của thai kỳ bạn cũng không cảm nhận được những cú đạp từ em bé.
Do đó, khác hoàn toàn với nhau thai bám thấp mặt sau thì mẹ cần quan tâm hơn đến vấn đề nhau thai bám thấp mặt trước có nguy hiểm không? Bởi vị trí này gây ra nhiều trở ngại, dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Nhau thai bám thấp mặt trước, thai nhi thường nặng hơn so với bình thường. Hơn thế nữa còn khiến mẹ bị tăng nguy cơ bị cao huyết áp, tiểu đường, bé tăng trưởng chậm và thai chết lưu. Bên cạnh đó, nhau thai bám mặt trước còn làm tăng những cơn đau đẻ, gây ra tình trạng chuyển dạ chậm và các biến chứng hậu sản như băng huyết sau sinh. Thậm chí có thể cần phải cắt bỏ tử cung nếu bánh nhau cài chặt vào cơ tử cung không tách ra khỏi lớp niêm mạc tử cung.
Với thai nhi do khi sinh mẹ bị ra huyết quá nhiều, để đảm bảo an toàn cho người mẹ thì bắt buộc bác sĩ phải mổ lấy thai sớm mà không kể thai đã đủ tháng hay chưa. Di đó, trẻ sinh non tháng là rất cao và rất dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe như bị suy hô hấp, thiếu cân, chậm phát triển so với bạn bè đồng trang lứa.
Nhau thai bám thấp có sinh thường được không?
Với tình trạng nhau thai bám thấp, các mẹ cần đi thăm khám thường xuyên hơn. Bác sĩ sẽ theo dõi tử cung bằng cách siêu âm từ tuần 32 đến tuần 36 để kiểm tra vị trí bám của nhau thai. Nếu nhau thai bám thấp trở lại đúng vị trí vào giai đoạn cuối thai kỳ thì sẽ an toàn. Do đó, tùy vào sức khỏe của mẹ và vị trí của nhau thai trong giai đoạn cuối thai kỳ bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.
Vì vậy, khi mẹ bị nhau thai bám thấp, sinh mổ không phải là lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên nếu trong tuần 33 và 34, nhau thai không di chuyển lên trên mà vẫn bám khá thấp ở tử cung. Lúc này bé sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm vì xuất hiện nhau tiền đạo, bánh nhau sẽ che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Người mẹ sẽ gặp xuất huyết âm đạo bất thường. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định vị trí của thai nhi, nhau thai và chỉ định cho thai phụ sinh mổ. Bởi nhau thai đã chặn ngay cổ tử cung của người mẹ, làm cản đường ra của bé. Việc sinh thường là hoàn toàn không có khả năng, mẹ bắt buộc phải mổ lấy thai. Vì thế mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên để giảm nguy cơ sinh non và các biến chứng thai sản.
Cách chăm sóc nhau thai bám thấp
Mang thai là một điều thiêng liêng, hạnh phúc của người phụ nữ. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán là nhau thai bám thấp, tất nhiên là bạn sẽ lo lắng. Việc lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi. Do đó, bạn cần phấn chấn tinh thần lên, tìm hiểu các thông tin về tình trạng này để bản thân cảm thấy bớt sợ hãi, hạn chế được rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sinh nở cho mẹ bầu và thai nhi.
Bên cạnh đó hãy lấp đầy khoảng thời gian trong ngày của bạn bằng việc chuẩn bị hoặc sắp xếp cho sự ra đời của bé. Đồng thời đọc các thông tin về việc chăm sóc trẻ sơ sinh để sẽ giúp bản thân cảm thấy thoải mái hơn. Việc này không chỉ giúp mẹ trau dồi kiến thức chăm sóc sức khỏe thai kỳ, nuôi con thông minh mà còn giúp bé yêu phát triển trí não, linh hoạt ngôn từ ngay từ trong bụng mẹ.
Đặc biệt, với những mẹ mang thai nhau bám thấp, việc đọc sách còn cung cấp toàn diện và đầy đủ những kiến thức khoa học hữu ích cho từng giai đoạn mang thai. Hiểu rõ hơn về chế độ ăn uống, thể dục hợp lý, chuyển dạ, sinh con, chăm sóc bé sinh thiếu tháng…
Vì vậy, mẹ cần lạc quan để đón nhận mọi thông tin. Khi được bác sĩ chẩn đoán nhau thai bám thấp dẫn đến nhau tiền đạo, che toàn bộ hoặc che một phần cổ tử cung hãy bĩnh tĩnh đối diện. Mẹ không nên quá sốc, thay vào đó hãy sắp xếp lại thời gian, nghỉ ngơi thật nhiều, không làm việc nặng. Không nên quan hệ tình dục, không thụt rửa âm đạo hoặc đặt bất cứ thuốc gì vào âm đạo khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Ngoài ra, nhau tiền đạo rất khó sinh thường. Nên mẹ hãy chuẩn bị tinh thần để thực hiện sinh mổ. Đây cũng chỉ là một cuộc phẫu thuật đơn giản, sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi hơn sinh thường.
Nhìn chung, những biến chứng của nhau thai bám thấp hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhau thai bám thấp thường không có dấu hiệu rõ ràng, khó nhận biết chính xác. Cách xác định chính xác nhất chính là siêu âm chẩn đoán hình ảnh. Do đó, đi khám thai định kỳ là việc vô cùng cần thiết.
Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp các chị em biết được nhau bám thấp có nguy hiểm không? Cũng như biết được mình cần phải làm gì khi gặp phải tình trạng này. Vị trí nhau thai có thể thay đổi theo sự phát triển của thai nhi, chính vì vậy chị em không cần quá lo lắng. Vẫn có thể mẹ tròn con vuông nếu có chế độ ăn uống hợp lý, tinh thần luôn vui vẻ, sức đề kháng tốt, khỏe mạnh suốt thai kỳ và nghiêm túc thực hiện theo lời dặn dò của bác sĩ chuyên khoa.
Có con thành đạt nhưng nhiều cha mẹ hối tiếc vì 4 điều này
Dù nuôi dạy con thành tài nhưng nhiều phụ huynh cảm thấy hối tiếc khi chưa thể dạy con những điều quan trọng hơn điểm số.
Vì sao con của giới thượng lưu trên thế giới thường có chiều cao vượt trội?
Là những người "sinh ra ở vạch đích", con cái của giới thượng lưu luôn là tâm điểm chú ý của công chúng. Ngay cả ngoại hình cũng như chiều cao của "hội con nhà giàu" cũng được nhiều người quan tâm.
Câu chuyện xúc động sau hình ảnh da rạn khi mang thai
Khi mang thai, khung chậu của người phụ nữ xoay về phía trước, bẻ cong cột sống. Cơn đau nhói tăng lên từng hồi, theo nhịp thở.
Giải đáp: Phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không?
Phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không là một trong những điều chị em cần quan tâm để xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho phù hợp. Giúp cơ thể nhanh hồi phục, có nhiều sữa cho con bú.