Nha đam là gì?

Nha đam là phần gel từ lá của cây nha đam. Con người đã sử dụng nó trong hàng ngàn năm để chữa bệnh và chăm sóc da. Nha đam từ lâu cũng là một phương pháp điều trị dân gian cho nhiều bệnh như táo bón và các rối loạn về da. Các nghiên cứu về lợi ích của nha đam còn nhiều ý kiến trái chiều do một số bằng chứng cho thấy nó có thể gây ung thư ở động vật.

Không có loại thực phẩm nào có chứa nha đam, vì vậy nó phải được dùng ở dạng thực phẩm bổ sung hoặc dạng gel.

Một sản phẩm từ nha đam an toàn hơn so với những loại khác nhưng chúng không được khuyến khích sử dụng lâu dài.

Ảnh minh họa: Internet

Công dụng của nha đam

Nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng nha đam để chăm sóc da, nhưng chỉ trong một số trường hợp cụ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gel Nha đam có hiệu quả trong việc điều trị các tình trạng da bao gồm:

  • Bệnh vẩy nến
  • Tăng tiết bã nhờn
  • Gàu
  • Bỏng nhẹ
  • Trầy da
  • Da bị thương do bức xạ
  • Mụn rộp
  • Mụn
  • Nứt hậu môn

Có bằng chứng cho rằng nước ép Nha đam là một loại thuốc nhuận tràng tốt vì chúng có chứa mũ. Trên thực tế, nước ép Nha đam đã từng được bán trong các loại thuốc trị táo bón. Nhưng vì tính an toàn của Nha đam chưa được chứng minh rõ ràng, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ra lệnh vào năm 2002 rằng các loại thuốc nhuận tràng có chứa Nha đam phải được điều chế lại hoặc không được phép bán.

Loại gel nha đam dùng để uống có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường và nó cũng có thể giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, các công dụng khác của nha đam hiện tại vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.

Bạn nên sử dụng bao nhiêu nha đam?

Các loại kem và gel với Nha đam có liều lượng khác nhau. Một số loại kem trị bỏng nhẹ chỉ có 0,5% Nha đam. Những loại khác được sử dụng cho bệnh vẩy nến có thể chứa tới 70% Nha đam. Do là một chất bổ sung, nha đam không có liều lượng nhất định. Đối với táo bón, một số người sử dụng 100mg-200mg nước ép Nha đam - hoặc 50mg chiết xuất Nha đam - mỗi ngày nếu cần. Đối với bệnh tiểu đường, thì dùng 1 thìa gel mỗi ngày. Uống Nha đam hoặc mủ Nha đam với liều lượng cao rất nguy hiểm. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng chúng.

Ảnh minh họa: Internet

Thu hoạch nha đam

Nếu bạn muốn tự trồng cây nha đam, đây là cách lấy gel:

  • Cắt một lá bên ngoài gần với thân và rửa sạch.
  • Để lên thớt, cắt gọn các phần mép
  • Dùng dao gọt bỏ phần da xung quanh mép.
  • Sau đó dùng dao cắt phần còn vỏ trên và dưới để lấy gel
  • Xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ.
  • Bạn đã có gel Nha đam.

Nguy cơ từ nha đam

Các nhà nghiên cứu cảnh báo không nên sử dụng nha đam thường xuyên. Nha đam có chứa aloin - một chất chiết xuất từ ​​cây đã được phát hiện là gây ung thư đại trực tràng ở chuột. Aloin được tìm thấy giữa lá bên ngoài của cây Nha đam và chất nhờn bên trong.

  • Phản ứng phụ. Nha đam có thể gây kích ứng nếu bôi lên da. Uống Nha đam có thể gây chuột rút và tiêu chảy do chúng có tác dụng nhuận tràng, có thể gây ra sự mất cân bằng điện giải trong máu một vài ngày. Nó cũng có thể làm bẩn đại tràng, khiến khó có thể nhìn rõ đại tràng khi nội soi. Không nên sử dụng nha đam có chứa aloin.
  • Nguy cơ. Không dùng nha đam bôi lên vết cắt sâu hoặc vết bỏng nặng. Những người dị ứng với tỏi, hành tây và hoa tulip đa phần cũng bị dị ứng với Nha đam. Uống Nha đam liều cao rất nguy hiểm. Không uống Nha đam nếu bạn có vấn đề về đường ruột, bệnh tim, bệnh trĩ, các vấn đề về thận, tiểu đường hoặc mất cân bằng điện giải.
  • Phản ứng với thuốc. Nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào thường xuyên, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng Nha đam. Chúng có thể phản với các loại thuốc và chất bổ sung như thuốc tiểu đường, thuốc tim, thuốc nhuận tràng, steroid và rễ cam thảo. Việc sử dụng gel Nha đam qua đường miệng cũng có thể ngăn chặn sự hấp thụ thuốc uống.

Do thiếu bằng chứng về tính an toàn của nó, các chất bổ sung Nha đam không nên được sử dụng bằng đường uống cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Theo Nourish by WebMD