Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, xuất hiện các vết loét. Những tổn thương xảy ra khi màng lót dạ dày, tá tràng bị thủng làm lộ ra các mô ở bên dưới. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi vì những nguyên nhân thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau vùng thượng vị và theo từng cơn, đau nhiều sau bữa ăn trưa, tối và gia tăng theo mùa, nhất là vào mùa đông. Hiện nay, bệnh chỉ có thể chuẩn đoán chính xác dựa vào nội soi hoặc tiến hành xét nghiệm sinh thiết.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Lạm dụng chất kích thích
Tiêu thụ quá nhiều thức uống có cồn là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Trong bia, rượu chứa nhiều chất kích thích, những chất này sẽ bào mòn lớp nhầy có trong dạ dày. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm, loét.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đau dạ dày cấp tính và mãn tính. Hầu hết các loại vi khuẩn không thể tồn tại và sớm bị tiêu diệt bởi chất axit do niêm mạc dạ dày tiết ra. Nhưng vi khuẩn HP lại có khả năng phân giải chất nhờn bên trong dạ dày và tạo ra các phân tử giúp trung hòa axit. Do đó, nó có thể bám vào bên trong lớp chất nhờn hoặc tồn tại trên màng lót dạ dày để phát triển.
Chế độ ăn không lành mạnh
Ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ ăn cay nóng hay thức ăn mặn sẽ tăng hoạt động của vi khuẩn HP, từ đó gây ra bệnh viêm loét dạ dày nguy hiểm.
Yếu tố di truyền
Những người có ông, bà, bố mẹ từng có tiền sử mắc chứng viêm loét dạ dày thì bản thân sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường.
Sử dụng thuốc không đúng cách
Lạm dụng thuốc tây hoặc uống thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ một trong những yếu tố gây nên bệnh viêm loét dạ dày và làm tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
Căng thẳng, stress
Quá trình sản xuất trong dạ dày sẽ bị ảnh hưởng nếu cơ thể bị căng thẳng quá mức và kéo dài lâu ngày; lâu dần sẽ làm dạ dày bị viêm loét.
ThS.BS Nguyễn Bạch Đằng, bộ môn Tiêu hóa, Học viện Quân y chia sẻ, bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị đúng, các biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, thủng, hẹp môn vị, loét, ung thư... Do đó, bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, công việc, sức khỏe người bệnh mà còn có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, nên chủ động xây dựng cho mình những thói quen lành mạnh trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày.
Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả
Thói quen tốt cho dạ dày
Tự tạo cho mình một thói quen ăn uống đúng giờ và không nên ăn trước khi đi ngủ. Ngoài ra, khi ăn luôn ăn chậm, nhai kỹ và tuyệt đối không để bụng quá no hoặc quá đói. Khi ăn cần nên tránh thói quen vừa ăn vừa uống nước hay sử dụng điện thoại, xem tivi sẽ không tốt cho dạ dày.
Sau khi ăn cần nghỉ ngơi 30 phút, tránh các việc nặng hoặc lao động trí óc. Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Loại bỏ những thực phẩm có hại
Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày. Chúng ta nên loại bỏ những thực phẩm gây hại cho cơ thể để ngừa nguy cơ mắc bệnh. Tránh sử dụng quá nhiều thuốc lá, rượu bia, trà, nước ngọt có ga…vì những thức uống này sẽ làm cho dạ dày tiết ra nhiều axit gây ảnh hưởng đến niêm mạc.
Không ăn nhiều thực phẩm có tính cay, nóng, chua như tỏi, ớt, tiêu, chanh, cóc, xoài…vì sẽ gây hại cho dạ dày. Thức ăn có nhiều muối cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày, ngoài ra còn khiến cơ thể dễ gặp các bệnh nguy hiểm khác như suy thận, tăng huyết áp, tim mạch…
Bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày
Rau xanh chứa nhiều chất xơ, ít chất béo, ít đường và giảm axit trong dạ dày. Những loại rau được khuyên dùng như đậu xanh, bông cải, khoai tây, dưa chuột, măng tây…
Gừng cũng là một thực phẩm rất tốt cho dạ dày nhờ vào đặc tính kháng viêm tự nhiên và là phương thuốc tự nhiên cho chứng ợ nóng và một số vấn đề tiêu hóa khác. Bạn có thể thêm gừng vào các món ăn hàng ngày hoặc nhâm nhi một tách trà gừng để giữ dạ dày khỏe mạnh.
Bổ sung các nguồn chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe và hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa gây hại. Bơ, hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, dầu ô-liu, dầu mè, dầu hướng dương…là các nguồn thực phẩm giàu chất béo lành mạnh tốt cho dạ dày và cơ thể.
Sử dụng thuốc đúng cách
Không tự ý uống thuốc hoặc sử dụng thuốc trong thời gian dài vì uống thuốc sai cách sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. Tốt nhất nên dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Tinh thần thoải mái, vui vẻ
Căng thẳng, stress sẽ làm axit trong dạ dày tăng lên, gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và sinh ra viêm loét dạ dày. Do vậy, cần giữ cho mình một tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ; sắp xếp công việc và có chế độ nghỉ ngơi hợp lí.
Những biện pháp như ngâm nước nóng, mát-xa thư giãn, đọc sách, tập thể dục, nghe nhạc hay dành cho mình một chuyến du lịch ngắn ngày cũng là những cách hay để xua tan mệt mỏi.
Có phải phụ nữ ngực to do động chạm nhiều? Nam giới càng làm một việc này chị em càng...
Có tin đồn ngực phụ nữ có thể to hơn nhờ massage hoặc xoa bóp nhiều khi quan hệ, điều này liệu có chính xác?
Thử ăn 4 thứ được đồn tạo mùi "vùng kín", cặp uyên ương nhận được kết quả bất ngờ khi...
Mặc dù không có nghiên cứu khoa học chính xác nào khẳng định rằng ăn uống có thể làm thay đổi mùi vị của "vùng kín" nhưng điều đó vẫn không ngăn được vô số tin đồn và suy đoán, chẳng hạn ăn dứa khiến "vùng kín" thơm như trái cây còn ăn tỏi sẽ gây ra mùi vì khó chịu.
Người vợ Sài Gòn 10 năm chưa biết "lên mây" là gì, mỗi lần quan hệ đều ám ảnh nghe...
Mỗi lần gần gũi đều thấy nhạt và chẳng hề biết đến cảm giác đạt đỉnh là gì nhưng khi chồng hỏi "em khoái không", chị Oanh lại gật đầu lia lịa.
6 nguyên nhân phổ biến khiến quý ông dễ bị xuất tinh sớm
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xuất tinh sớm. Một số nam giới có thể dễ mắc bệnh này hơn do di truyền trong khi những người khác có thể do lối sống hoặc do yếu tố tâm lý. Biết được những yếu tố nguy cơ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này ở các quý ông.