Vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ con người

Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người.

Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ. Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.

Giấc ngủ có vai trò cực kỳ quan trọng với sức khoẻ con người, mất ngủ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ - Ảnh minh họa: Internet

Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, hoặc có thể dao động từ 4 – 11 tiếng, một số khảo sát cho thấy thời gian ngủ trung bình giảm dần khi chúng ta càng lớn tuổi.

Mất ngủ có nhiều dạng như khó ngủ, ngủ không ngon giấc, mất ngủ lâu ngày (nhiều hơn 1 tháng) được gọi là mất ngủ mạn tính.

Vậy mất ngủ có nguy hiểm không? Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ kéo dài gây ra những hậu quả nguy hiểm sau đây:

Trầm cảm: Thiếu ngủ, mất ngủ nhiều ngày liên tục sẽ khiến hệ thần kinh và não bộ luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng…

Suy giảm miễn dịch: Khi thời gian ngủ không đảm bảo sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, đẩy cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, lão hoá nhanh…

Suy giảm trí nhớ: Hiện tượng mất ngủ lâu ngày làm giảm khả năng tập trung, ghi nhớ trong học tập và công việc, mất ngủ thường xuyên cũng có liên hệ với bệnh Alzheimer.

Tăng nguy cơ tử vong: Ngủ ít hơn 5 tiếng một đêm làm tăng 15% nguy cơ tử vong, gây giảm sức đề kháng của cơ thể, gia tăng các bệnh tật như rối loạn tiêu hoá, tiểu đường, thiếu máu hoặc đột quỵ gây tử vong.

Mất ngủ gây nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần so với người bình thường - Ảnh minh họa: Internet

Biểu hiện mất ngủ

Người bị mất ngủ thường gặp các biểu hiện thiếu ngủ sau đây:

  • Khó đi vào giấc ngủ, nhắm mắt nhưng không ngủ được (trên 30 phút nằm trên giường mới có thể ngủ được).
  • Ngủ chập chờn, không yên giấc, hay thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại được.
  • Thức giấc sớm (thường trước 5 giờ sáng và không ngủ lại được)
  • Nặng hơn là hầu như không thể chợp mắt suốt đêm. Ban ngày thì mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, cáu gắt.
  • Khi ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu.

Nguyên nhân gây mất ngủ lâu ngày

Bệnh mấy ngủ, rối loạn giấc ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Suy nhược thần kinh: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ trong xã hội hiện đại. Căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống làm mất cân bằng quá trình hưng phấn và ức chế, từ đó người bệnh rơi vào trạng thái suy nhược thần kinh.
  • Các vấn đề về sức khoẻ: Bệnh viêm khớp, bệnh tim, đau dạ dày, sỏi thận… đều có thể là nguyên nhân gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Yếu tố môi trường: Không gian ngủ chật hẹp, đông đúc, nhiều tiếng ồn, không sạch sẽ, thông thoáng.
  • Do ăn uống không điều độ: Ăn quá no, uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, hoặc uống rượu, bia, sử dụng các chất gây kích thích như cà phê, trà, thuốc lá ... cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Do thay đổi hormone: Sự tăng, giảm các hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh - mãn kinh cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ mạn tính.
  • Thói quen ngủ không lành mạnh: Không có thời gian biểu đi ngủ cụ thể.
Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ lâu ngày do môi trường, vấn đề sức khoẻ hoặc do tuổi tác... -  Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa bệnh mất ngủ lâu ngày

Bệnh mất ngủ có chữa được không và phương pháp chữa trị như thế nào là thắc mắc chung của nhiều người không may gặp phải tình trạng này. Điều trị mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng, nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh thì kết hợp thêm điều trị nguyên nhân.

Để giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng mất ngủ lâu ngày, các phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay như sau:

Sử dụng thuốc tây

Việc điều trị bằng thuốc ngủ cần phải theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng vì có thể gây tình trạng nhờn thuốc và gây nguy hại cho sức khoẻ như mệt mỏi, mất trí nhớ,  ảnh hưởng đến gan, thận, sử dụng lâu ngày dễ gặp nhiều biến chứng khó lường.

Thay đổi lối sống khoa học

  • Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định, phù hợp mỗi ngày trong tuần. Nếu không thể ngủ được sau 20 phút cố gắng, hãy đi sang phòng khác và đọc sách cho đến khi cảm thấy buồn ngủ, sau đó quay trở lại giường.
  • Tắt các thiết bị điện tử khi bạn đi ngủ. Một nghiên cứu mới cho thấy những người ham mê điện thoại thông minh, thường xuyên cập nhật thông tin trên mạng xã hội bị rối loạn giấc ngủ cao hơn, cũng thiếu ngủ nhiều hơn.
  • Tập thể dục hằng ngày, yoga, thiền có tác dụng rất tốt cho giấc ngủ của bạn. Việc tập thể dục giải phóng Serotonin – là hormone có tác dụng điều hòa giấc ngủ, làm cơ thể thư giãn, giảm stress.
Luyện tập thể dục, yoga, thiền là phương pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng giấc ngủ - Ảnh minh họa: Internet
  • Hạn chế đồ uống có cồn, caffeine không chỉ cải thiện tình trạng giấc ngủ mà còn cải thiện sức khoẻ của bạn.
  • Đảm bảo phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, đặc biệt ngủ trong bóng tối là cách trị bệnh mất ngủ lâu ngày, giúp bạn ngủ sâu và ngon hơn.
  • Không ăn quá khuya, tốt nhất chúng ta nên ăn cách 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ.

Chữa mất ngủ bằng thảo dược thiên nhiên

Thảo dược thiên nhiên có tác dụng điều trị tận gốc chứng mất ngủ, khiến cơ thể sảng khoái từ bên trong. Một vài bài thuốc dân gian trị mất ngủ vô cùng hiệu quả sau đây:

Cây lạc tiên

Cây lạc tiên (hay còn gọi là nhãn lồng, chùm bao) là một loại thảo dược quý trị bệnh mất ngủ lâu dài trong Đông y. Trong loại thảo dược này có chứa chất Saponin, Alcaloid, Flavonoid… đây là hợp chất có tác dụng lên hệ thần kinh điều trị chứng hồi hộp, lo lâu, giúp tinh thần được trấn an và cải thiện giấc ngủ tốt.

Cách dùng:

Dùng trong bữa ăn hàng ngày: Ngọn, là non xào nấu trong các bữa ăn

Sắc nước uống: Phơi khô, sắc nước uống hoặc có thể kết hợp theo bài thuốc : tâm sen 2g, đường 90g, lá vông 30g, lạc tiên 50g rồi sắc nước uống hàng ngày.

Cây lạc tiên là một trong những vị thuốc chữa bệnh mất ngủ lâu ngày rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Hoa nhài

Đây là loại cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây.

Cách dùng:

Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài hãy lấy rễ hoa nhài 100 – 200 gam ngâm với 1 lít rượu trắng, mỗi ngày uống 10 – 20ml trước khi đi ngủ. Hoặc có thể dùng rẽ nhài hãm uống thay trà.

Hoặc sử dụng bài thuốc: hoa nhài 10g, tâm sen 10g, hạt muồng (quyết minh tử) 12g. Sắc uống một thang chia 3 lần, uống 3 – 5 ngày liên tục.

Hạt sen

Trước giờ hạt sen đều được xem là thần dược trị an thần, mất ngủ, bồi dưỡng cơ thể. Vì vậy, bạn có thể áp dụng các bài thuốc, món ăn được chế biến từ hạt sen để trị bệnh.

Hạt sen không chỉ chữa mất ngủ lâu ngày mà còn bồi dưỡng sức khoẻ, chống lão hoá - Ảnh minh họa: Internet

Cách dùng:

Lấy 10 gam quế khô trộn với 100 gam hạt sen tươi, cho ít đường phèn và 300 ml nước, nấu kỹ thành canh dùng để uống.

Củ mài sao vàng, hạt sen để cả tim (sao) mỗi thứ 20 gam, lá dâu, long nhãn, áo nhân (sao), lá vông, bá tử nhân mỗi thứ 10 gam. Sắc uống mỗi ngày.

Hạt sen, táo nhân sao đen mỗi thứ 40 gam, sắc uống hằng ngày.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh mất ngủ và phương pháp điều trị cần thiết để cải thiện giấc ngủ, tránh xa bệnh tật.