Phụ Nữ Sức Khỏe

7 thói quen mọi người thường làm khi ngủ khiến cơ thể nhanh lão hóa và giảm tuổi thọ

Thức khuya gây hại cho cơ thể ai cũng đều biết, nhưng có những người đi ngủ sớm cũng gây hại cho cơ thể, đó chính là do chất lượng giấc ngủ kém.

Thủ phạm dẫn đến giấc ngủ kém ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cơ thể nhanh lão hóa và giảm tuổi thọ chính là 7 thói quen dưới đây:

1. Xem điện thoại trước khi đi ngủ

Các chuyên gia y tế về giấc ngủ chỉ ra rằng ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại có thể gây ra rối loạn giấc ngủ. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng ánh sáng xanh ức chế sự tiết melatonin từ cơ thể con người, khiến não con người ảo tưởng rằng đó là ban ngày, dẫn đến não vẫn ở trạng thái tỉnh táo. Melatonin là một loại hormone thúc đẩy cơ thể chuẩn bị cho giấc ngủ.

Một cách hiệu quả để ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ là tắm nắng vào ban ngày và sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính dưới 1 giờ trước khi đi ngủ.

2. Ăn quá no trước khi đi ngủ

Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, đường ruột phải tăng cường tiêu hóa, dạ dày chứa đầy thức ăn sẽ tiếp tục kích thích não. Bộ não có sự phấn khích khiến cơ thể con người không thể ngủ ngon.

Không ăn trong 1 - 2 giờ trước khi đi ngủ, và bữa tối nên ăn 7 phần no. Sau bữa tối nửa tiếng có thể đi bộ, hoạt động có thể giúp dạ dày tiêu hóa nhanh và giúp ngủ ngon. 

3. Gối không phù hợp

Gối quá thấp, dễ gây ra "gối trượt", gối quá cao sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy thông suốt của đường thở, dễ ngáy. Hơn nữa đầu gối cao trong thời gian dài, dễ dẫn đến khó chịu ở cổ hoặc gù lưng. Chiều cao của gối dành cho người lớn là 8-12 cm, có độ mềm mại và độ cứng vừa phải. Lưu ý: Gối không phải sử dụng cho đầu mà gối sử dụng cho cổ, mọi người không được sử dụng sai cách.

4. Uống rượu trước khi đi ngủ

Nhiều người nghĩ rằng uống trước khi đi ngủ có thể giúp ngủ ngon. Trên thực tế, giấc ngủ do rượu gây ra không dễ kéo dài. Nó sẽ làm cho giấc ngủ của bạn gần như duy trì trong giai đoạn ngủ nông, ngủ không sâu giấc. Khi bạn thức dậy, bạn sẽ cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi và buồn ngủ. Đối với những người mắc bệnh hô hấp và ngáy, uống rượu trước khi đi ngủ cũng có thể gây ngạt thở, thậm chí là mất mạng.

 6. Ngủ quá nhiều

Cơ thể chỉ cần một giấc ngủ chất lượng nhất định, ngủ quá nhiều không có nghĩa là giấc ngủ ngon. Ban ngày ngủ quá nhiều, ngược lại không có lợi cho giấc ngủ vào ban đêm.

7. Tắm trước khi đi ngủ

Có hai phương pháp hỗ trợ giấc ngủ quen thuộc: tắm trước khi đi ngủ và tập thể dục trước khi đi ngủ, thực tế, 2 việc làm này không giúp ngủ ngon. Tắm tốt nhất là tắm từ 1,5 đến 2 giờ trước khi đi ngủ, để nhiệt độ cơ thể tăng lên, tập thể dục ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ, nếu không não quá hưng phấn, ngược lại sẽ càng gây hại cho giấc ngủ, đồng thời ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

5 thói quen giúp bạn có giấc ngủ ngon:

- Ngâm chân: Nó có thể cải thiện lưu thông máu của bàn chân, đây là một biện pháp rất hiệu quả để giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ (nhiệt độ nước ngâm chân khuyến nghị: 40-42,5 ° C).

- Thả lỏng cơ thể: Nghe nhạc êm dịu (âm thanh nhỏ) hoặc có thể xem một cuốn sách giúp thư giãn.

- Tạo cảm giác yên tâm khi ngủ: Nằm trên giường đừng làm việc không liên quan quá nhiều đến giấc ngủ, đặc biệt là xem điện thoại.

- Đừng nằm quá lâu: Bạn nằm trên giường càng lâu thì càng dễ mất ngủ. Do đó kiến nghị, nếu sau khi nằm trên giường khoảng 15-20 phút không thể ngủ, tốt nhất thực hiện một số động tác thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến rất nhanh.

- Ban ngày nên ngủ ít: Hạn chế thời gian ngủ vào ban ngày, ngủ trưa tốt nhất khoảng 20 đến 30 phút, vừa giúp ngủ ngon, vừa không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

Theo Hà Vũ/Vietnamnet

Tin liên quan

Ô nhiễm không khí báo động: Chuyên gia cảnh báo cách phòng tránh như thế nào?

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người dân nhất là người già, trẻ nhỏ, phụ...

NSND Thế Anh bị nhồi máu cơ tim: Căn bệnh tim mạch đáng sợ nhất

Ngày 299, NSND Thế Anh qua đời tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) do bị nhồi máu cơ tim. Ông...

Kinh hoàng búi giun 100 con trong bụng bé 11 tuổi gây đau bụng, buồn nôn

Bé Vương Minh V. (11 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng hố chậu phải kèm buồn nôn,...

4 biểu hiện khi ngủ cho thấy phổi của bạn đã bị tổn thương

Phổi là một cơ quan hô hấp quan trọng của cơ thể con người. Khi phổi bị tổn thương, cơ...

Hàng tỉ hạt vi nhựa có thể đang tồn tại ngay trong tách trà của bạn

Một số nhà sản xuất trà gần đây đã thay thế túi trà giấy như trước đây bằng túi nhựa...

Những biến chứng kinh khủng của sỏi mật

Theo các bác sĩ chuyên khoa gan mật, khoảng 20% dân số thế giới từng mắc sỏi mật và thời...

Bệnh lạnh hai bàn chân: Dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ có vấn đề

Chân tay lạnh thường xảy ra ở phụ nữ và người cao tuổi khi thời tiết chuyển lạnh. Tuy nhiên,...

Tin mới nhất

Sử dụng glutathione bao nhiêu là đủ? Thời điểm nào nên uống để làm trắng da bật tông?

3 giờ trước

4 lý do giải thích vì sao một giấc ngủ tốt rất cần thiết?

3 giờ trước

Bắt đầu hành trình để giữ dáng ngay tại nhà của bạn chỉ với 5 mẹo nhỏ

3 giờ trước

Tập thể dục có thể cải thiện “làn da” của bạn: Nghe thì lạ thật đấy! Nhưng nó thực sự...

3 giờ trước

Đừng bao giờ ăn bằng loại bát đũa này, nếu không bệnh bạch cầu và ung thư gan có thể...

3 giờ trước

Đàn ông bắt đầu già ở độ tuổi nào?

18 giờ trước

Đột quỵ do nhiệt và những biểu hiện cần biết để có mùa hè khoẻ mạnh

18 giờ trước

Người đàn ông có dấu hiệu Alzheimer từ 10 năm trước nhưng không nhận ra: 4 thói quen âm thầm...

18 giờ trước

Cụ bà 106 tuổi nhưng mạch máu trẻ như 60, da mặt sáng khỏe hồng hào: Bí quyết sống thọ...

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình