Nội dung bài viết
Bệnh tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một cơ quan thuộc hệ nội tiết, có vai trò vô cùng quan trọng. Bộ phận này khá lớn và có hình bướm nhỏ nằm ở phía trước cổ. Tuyến giáp đảm nhận vai trò sản xuất ra 2 hormon chính là T3 và T4 mà cụ thể là triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4).
Hai bộ phận có ký hiệu T3 và T4 là các hormone với bản chất là tyrosine. Chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong điều hòa hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, tuyến giáp cũng tham gia quá trình chuyển hóa các chất carbohydrate, chất béo, chất đạm...
Nếu bạn biết rằng bệnh tuyến giáp là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp trong cơ thể thì sẽ càng biết được vai trò quan trọng của các cách chữa bệnh tuyến giáp.
Bệnh về tuyến giáp xảy ra khi bộ phận này hoạt động quá mức, được gọi là cường tuyến giáp (cường giáp). Nếu tuyến giáp trở nên hoạt động kém, gọi là suy giáp.
Ngoài ra, khi tuyến giáp trạng của trẻ sơ sinh không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu chuyển hoá và quá trình sinh trưởng của cơ thể thì sẽ tạo nên một loại bệnh tuyến giáp khác là suy giáp bẩm sinh.
Bên cạnh đó còn có bệnh ung thư giáp trạng. Đây là bệnh ung thư về tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư hiện có và cũng là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất.
Khi bị tổn thương, tuyến giáp có nguy cơ không sản sinh đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể. Việc này dẫn đến sức khỏe sẽ bị suy giảm, và càng nghiêm trọng hơn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy cần hiểu và nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh tuyến giáp để trị và phòng bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp
Khi việc sản xuất hormone tuyến giáp tăng hoặc giảm đột ngột sẽ làm mất cân bằng sự chuyển hóa trong cơ thể, dẫn đến bệnh cường giáp hay suy giáp.
Nguyên nhân cường giáp thường gặp là do bệnh basedow (tự miễn). Bệnh thường xuất hiện sau điều trị cường giáp, xạ trị, hay phẫu thuật tuyến giáp và dùng một số loại thuốc.
Nguyên nhân gây bệnh suy giáp thì do nhiễm trùng, chẳng hạn như bị virus hoặc vi khuẩn tấn công tuyến giáp và gây ra bệnh. Ngoài ra suy giáp xảy ra cũng có thể vì một khối u cục bộ nào đó khiến phải cắt bỏ một phần tuyến giáp, các loại ung bướu to dần chèn ép tuyến giáp, đặc biệt là bướu cổ hay do bị ảnh hưởng từ một số bệnh khác,...
Một nguyên nhân đáng chú ý khác cần lưu ý khi tìm hiểu cách chữa bệnh tuyến giáp là thiếu iôt hoặc do dùng các loại thuốc như interferon và amiodarone. Những thuốc này có thể gây tổn thương các tế bào tuyến giáp và dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không?
Bướu tuyến giáp là bệnh lý rất phổ biến. Ở mức độ nhẹ nhất là bướu tuyến giáp lành. Tuy không nguy hiểm nhưng bướu thường có khối lượng to sẽ gây nuốt vướng hoặc khó nuốt hoặc khó thở nếu chèn vào đường thở hoặc thòng vào lồng ngực). Bướu lồi ra trước cổ còn gây mất thẩm mỹ cho ngoại hình người bệnh.
Bướu tuyến giáp ác tính là một loại ung thư gây xâm lấn nghiêm trọng đến các cơ quan xung quanh, nhất là dây thần kinh hồi thanh quản. Từ đó gây nên khàn tiếng. Thậm chí nếu bướu di căn sẽ gây tổn thương gan, phổi, xương, não có thể gây nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Bướu tuyến giáp còn là nguyên nhân gây rối loạn chức năng nội tiết như suy giáp hoặc cường giáp. Nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ bị tổn hại với những biểu hiện như gây đổ mồ hôi nhiều hơn, dễ kiệt sức, tim đập nhanh, hồi hộp ở ngực, sút hoặc tăng cân bất thường, thường xuyên mất ngủ, rụng tóc, run tay.
Bên cạnh đó còn có nhiều biến chứng khác mà bệnh tuyến giáp gây ra gây nhầm lẫn với một số bệnh khác. Khi thấy nghi ngờ dấu hiệu bệnh bạn nên đi khám bác sĩ để xác định bệnh và có cách chữa bệnh tuyến giáp phù hợp.
Suy giáp nếu xảy ra ở trẻ sơ sinh sẽ trở thành bệnh đặc biệt nghiêm trọng. Trẻ mắc suy giáp ngay từ khi sinh ra mà không được bù hormone giáp kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề lên hệ thần kinh. Hậu quả là về sau trẻ sẽ bị trì độn, thể chất và tâm thần kém phát triển.
Điều đáng mừng là hiện nay các bệnh viện phụ sản lớn đều có những chương trình tầm soát suy giáp cho trẻ sơ sinh. Điều mà các mẹ bầu cũng như người thân cần làm là liên hệ với bác sĩ và cơ sở y tế gần nhất để biết thêm chi tiết về chương trình y tế hữu ích này.
Cách chữa bệnh tuyến giáp
Chữa bệnh tuyến giáp bằng thuốc nam
Việc sử dụng các phương pháp phẫu thuật và thuốc Tây có thể giúp trị bệnh tuyến giáp nhanh chóng nhưng sẽ gây nhiều biến chứng. Chính vì vậy nhiều người chọn cách chữa bệnh tuyến giáp bằng Đông y hay Nam Y. Người bệnh chọn sử dụng các loại thuốc truyền thống vì vừa đơn giản, vừa hiệu quả lại an toàn cho người sử dụng.
Cụ thể là sử dụng kết hợp uống thuốc, bôi thuốc và châm cứu. Thuốc uống chữa bệnh được bốc theo bài thuốc kỳ môn y pháp của Nam y giúp tăng khả năng miễn dịch, tiêu viêm nhiễm, giảm và tiêu hẳn u bướu, từ đó kích thích khả năng đào thào bướu, bổ xung iôt cho tuyến giáp.
Vùng tuyến giáp có đặc điểm là rất ít mạch máu nên cách chữa bệnh tuyến giáp bằng Nam y chú trọng phương pháp châm cứu thần châm để đưa máu, năng lượng và thuốc tới vùng bệnh. Kết hợp với việc uống thuốc và châm cứu là dùng thêm loại thuốc bôi ngoài vào khối u để tiêu khối bất thường này.
Bài thuốc quý này được chế biến dựa theo phương pháp của Tuệ Tĩnh thiền sư, người được mệnh danh là y tổ của Nam y Việt Nam.
Cách chữa bệnh tuyến giáp tại nhà
Việc điều trị các bệnh tuyến giáp vốn đã gặp nhiều khó khăn vì không chỉ đòi hỏi thời gian dài mà còn có sự hỗ trợ từ nhiều yếu tố khác. Cách chữa bệnh tuyến giáp tại nhà càng cần nhiều lưu ý hơn vì chủ yếu dựa vào sự cân bằng lại hormon, từ đó giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả trở lại.
Bệnh tuyến giáp sẽ mau khỏi hơn nếu người bệnh có kiến thức nhất định về căn bệnh của mình, nắm được nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh tuyến giáp nào phù hợp với mình nhất.
Bệnh tuyến giáp nên ăn gì?
Tùy theo tình trạng của bệnh suy tuyến giáp, bệnh cường giáp, nang tuyến giáp hay bệnh u tuyến giáp hoặc là chứng rối loạn tuyến giáp... mà bệnh nhân sẽ nhận được tư vấn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Kết hợp liệu trình thăm khám, dùng thuốc và thực phẩm phù hợp sẽ giúp giảm sự nguy hiểm của bệnh, làm cho cơ thể nhanh chóng hồi phục, đồng thời duy trì sức khỏe tuyến giáp tốt nhất. Dưới đây là những loại thực phẩm mà người mắc bệnh tuyến giáp nên ăn.
Iốt
Iốt là chất vô cùng quan trọng đối với tuyến giáp của con người. Cơ thể nói chung và tuyến giáp nói riêng cần lượng iôt vừa đủ để sản sinh ra các hormon cần thiết và cân bằng sự trao đổi chất của tuyến giáp. Đồng thời giảm sự hình thành u tuyến giáp.
Tuy vậy, không phải ai cũng bổ sung đầy đủ iốt vào chế độ ăn hàng ngày của mình, nhất là những người sống ở vùng núi cao, vốn hay dùng những thực phẩm chứa rất ít iốt. Cách đơn giản nhất để giải quyết vấn đề này là hãy sử dụng muối có bổ sung iốt.
Khi tìm hiểu về cách chữa bệnh tuyến giáp, bạn sẽ nhận ra những thực phẩm đóng gói hay gia công sẵn lại thường không được bổ sung nhiều iốt. Nên hãy tìm cách bổ sung iot từ những thực phẩm như tảo, rong biển vì chúng rất giàu iốt.
Rau lá xanh
Rau như bina, rau diếp và các loại rau có màu lá xanh khác là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magiê và khoáng chất. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt hỗ trợ tốt cho các hoạt động của tuyến giáp.
Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như mệt mỏi, đau cơ, khớp hay những nhịp tim nhanh chậm bất thường,... thì bạn nên bổ sung magiê trong khẩu phần ăn của mình để nhanh chóng quay lại nhịp sức khỏe bình thường. Đây cũng chính là một cách chữa bệnh tuyến giáp hiệu quả.
Các loại hạt
Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí là nguồn thực phẩm tuyệt vời nói chung và với tuyến giáp nói riêng. Các loại hạt không những cung cấp cho cơ thể lượng lớn magiê, mà còn dành tặng thêm nguồn protein quý giá có nguồn gốc thực vật, các chất kẽm, đồng, vitamin E, và B. Tất cả đều có vai trò giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.
Hải sản
Hải sản luôn đứng đầu trong danh sách thực phẩm yêu thích của con người từ xưa đến nay vì những lợi ích của nó cho sức khỏe, đặc biệt là với những ai đang bị bệnh tuyến giáp.
Các loại hải sản như cá, tôm... là nguồn cung cấp iot dồi dào giúp bạn có một tuyến giáp khỏe mạnh. Mỗi người nên ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần để giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả.
Bị bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì?
Thực phẩm chế biến sẵn
Đây là loại đứng đầu trong danh sách thức ăn mà người bệnh về tuyến giáp cần tránh xa. Bởi vì trong các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa đậu tương, calo rỗng hay chất phụ gia.
Đây đều là những chất không tốt cho sức khỏe. Thậm chí, ăn nhiều thức nhanh đóng hộp còn làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị suy giáp.
Nguy hiểm hơn là trong thực phẩm chế biến sẵn còn chứa hàm lượng chất béo cao, sẽ làm giảm việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp. Nếu muốn nhanh chóng tìm được cách chữa bệnh tuyến giáp hiệu quả thì bạn nên hạn chế ăn những món chế biến sẵn.
Các sản phẩm từ đậu nành
Đậu nành và các sản phẩm từ loại hạt bổ dưỡng này được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, những ai đang mắc bệnh và tìm hiểu về cách chữa bệnh tuyến giáp chỉ nên sử dụng các sản phẩm đậu nành đã lên men như tương miso hay tempeh vì chúng tốt cho sức khỏe.
Còn một số sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ thì không nên sử dụng nhiều, tốt nhất là nên kiêng cho đến khi hết bệnh vì các hợp chất trong những món này có thể cản trở khả năng tạo hormon của tuyến giáp.
Lý do quan trọng nhất là đậu nành làm giảm sự hấp thu iốt của cơ thể. Một điều cần lưu ý thêm là nếu đang mắc bệnh mất cân bằng hormon hoặc có những dấu hiệu của bệnh rối loạn tuyến giáp thì không nên ăn hoặc ăn thật ít đậu nành, đậu phụ.
Thịt hữu cơ
Cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn nhưng cũng cùng lúc đặt ra yêu cầu cao với nguồn thức ăn dùng hàng ngày.
Thực phẩm hữu cơ nói chung và thịt hữu cơ nói riêng rất được khuyến khích sử dụng vì trong quá trình chăn nuôi, nhà sản xuất không dùng hóa chất hay bất cứ loại thuốc nào lên cơ thể động, thực vật.
Chính vì vậy rau củ và thịt hữu cơ rất sạch. Tuy nhiên, để có cách chữa bệnh tuyến giáp hiệu quả bạn chỉ nên ăn ít nội tạng động vật, nhất là thận, tim, gan. Trong nội tạng các loài này có rất nhiều axít lipoic, nếu cơ thể nhận được quá nhiều sẽ làm phá vỡ hoạt động bình thường của tuyến giáp.
Axít lipoic còn gây ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng, cản trở quá trình điều trị bệnh.