Người phụ nữ đã tiêm 4 mũi vắc xin vẫn nhiễm Covid-19: 2 mũi AstraZeneca, 2 mũi Pfizer
Thanh niên dẫn tin từ Taiwan News cho hay, một người phụ nữ khoảng 40 tuổi ở Đài Loan được xác định nhiễm Covid-19 dù đã tiêm 4 mũi vắc xin.
Danh tính của người phụ nữ này được giữ kín. Được biết, cô có xét nghiệm dương tính với Covid-19 vào ngày 2/1. Trước đó, cô đã được tiêm 4 mũi vắc xin trong khoảng thời gian từ 4 đến tháng 9/2021 gồm 2 mũi AstraZeneca và 2 mũi Pfizer. Truyền thông địa phương không tiết lộ trong hai loại vắc xin, cô được tiêm loại nào trước. Hiện chưa rõ tình hình sức khỏe của người phụ nữ này ra sao.
Nguyên nhân khiến người tiêm vắc xin vẫn có thể nhiễm bệnh
Vắc xin cần có thời gian để phát huy tác dụng
Với các loại vắc xin Covid-19 hiện nay, bạn nhận được khả năng bảo vệ tốt nhất 2 tuần sau khi tiêm mũi thứ 2. Một số nghiên cứu nhận định hiệu quả của vắc xin giảm dần theo thời gian. Đó là lý do tại sao nhiều nước có kế hoạch triển khai tiêm mũi thứ 3, thứ 4 cho người dân.
Hiệu quả bảo vệ khác nhau giữa các loại vắc xin
Hiện nay, không có loại vắc xin nào có khả năng ngăn chặn 100% virus. Tuy nhiên, kháng thể từ vắc xin sinh ra sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào các tế bào, làm giảm quá trình gây tổn thương tế bào các cơ quan trong cơ thể, ngăn chặn quá trình hình thành bệnh lý...
Do đó, người đã tiêm vắc xin, có kháng thể bảo vệ thì khả năng mắc Covid-19 sẽ giảm. Nếu có mắc, các triệu chứng sẽ nhẹ và ít khả năng tăng nặng.
Trên thế giới có nhiều loại vắc xin Covid-19 khác nhau, sử dụng công nghệ khác nhau nhưng mục đích cuối cùng vẫn là giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, trở nặng và không qua khỏi ở người đã tiêm so với người chưa tiêm phòng.
Tùy theo loại vắc xin, hiệu quả có thể khác nhau. Các thử nghiệm lâm sàng kết luận vắc xin Moderna làm giảm 94% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng; con số này ở vắc xin Pfizer là 95%; vắc xin AstraZeneca là 70% và vắc xin Johnson & Johnson là khoảng 66%.
Các biến thể của virus
Khi lưu hành lâu, virus sẽ có đột biến. Đây là điều hoàn toàn bình thường, phù hợp với quy luật của tự nhiên. Hiện nay, chúng ta đã ghi nhận nhiều biến thể của SARS-CoV-2, trong đó Alpha và Delta có đặc tính dễ dàng lan truyền hơn trong cộng động. Tác dụng của các loại vắc xin với từng biến thể cũng có sự khác biệt.
Đối với biến thể Alpha, dữ liệu ghi nhận 2 liều vắc xin Pfizer có khả năng bảo vệ kém hơn một chú, giảm 93% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng. Đối với biến thể Delta, mức độ bảo vệ giảm hơn nữa, chỉ còn khoảng 88%.
Hệ miễn dịch của từng cá nhân
Người già, người có bệnh nền luôn là nhóm ưu tiên được tiêm vắc xin Covid-19 bởi vì họ có hệ miễn dịch suy yếu..
Nguy cơ nhiễm bệnh của một người phụ thuộc vào mức độ miễn dịch của cơ thể và các yếu tố cụ thể khác như khả năng tiếp xúc với virus.
Khả năng miễn dịch của con người thường giảm theo độ tuổi. Bệnh mạn tính cũng làm giảm phản ứng của cơ thể với vắc xin. Do đó, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu thường có mức độ bảo vệ từ vắc xin chống lại Covid-19 thấp hơn hoặc suy yếu nhanh hơn.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....