Tiểu đường loại 2 là một bệnh thường gặp, khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên quá cao.

 Chuyên gia: Người có ngủ ít hơn 6 tiếng có cơ mắc tiểu đường loại 2. Ảnh: Gettyimages

Bệnh thường do di truyền trong gia đình, thừa cân và ít vận động.

Nhưng các chuyên gia cũng nói những người có hội chứng khó thở khi ngủ (insomnia) cũng có thể mắc bệnh này.

Những nghiên cứu tại Đại học Bristol đã phát hiện ra rằng những người gặp khó khăn trong việc ngủ có hàm lượng đường huyết cao hơn.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa tiểu đường và giấc ngủ.

Một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra chỉ cần mất ngủ một đêm cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các chuyên gia tại Bristol so sánh lượng đường huyết trong máu với tần suất của các triệu chứng của insomnia.

Những người tham gia nghiên cứu được hỏi họ có bị khó ngủ hay bị thức giấc vào giữa đêm không.

Họ được hỏi theo thang điểm từ 'thường xuyên', 'đôi lúc', 'hiểm khi', hoặc 'không bao giờ'.

Họ cũng được hỏi thường ngủ khoảng mấy tiếng một đêm.

Một giấc ngủ dưới 6 tiếng sẽ được coi là ngắn so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng.

Một giấc ngủ dài sẽ kéo dài trên 9 tiếng.

Mỗi người cũng còn được hỏi họ có thường xuyên cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày không và họ thích dậy sớm hay thích thức khuya.

Có khoảng 336,999 người đã tham gia vào cuộc khảo sát với 54% là nữ và độ tuổi trung bình là 56,9 tuổi.

Các nhà nghiên cứu phát hiện 28% người được khảo sát bị mắc chứng insomnia.

Nghiên cứu được xuất bản bởi Diabetes Care cho biết điều trị chứng insomnia có thể làm giảm lượng đường trong máu.

James Liu - một nhà nghiên cứu cấp cao nói: "Chữa trị insonnia có thể làm giảm lượng đường hiệu quả hơn so với các biện pháp chữa trị tiểu tường, nó có thể giảm tới 14kg trọng lượng của một người có chiều cao bình thường."

"Khoảng 27,300 người trưởng thành, độ tuổi từ 40 đến 70 tại Anh có các triệu chứng của insomnia sẽ không bị mắc tiểu đường nếu bệnh của họ được chữa.

Nguyên tắc 15 phút giúp khỏi insomnia.

Nếu bạn mắc hội chứng trên, nguyên tắc 15 phút này sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ.

Lời khuyên được đưa ra sau kết quả của một nghiên cứu toàn diện từ Đại học Oxford, Khoa Khoa học Thần kinh Lâm sàng Nuffield và Viện Khoa học Thần kinh về Giấc ngủ và Mạch máu.

Tiến sĩ Bryony Sheaves và Giáo sư Colin Espie đã viết hướng dẫn để mọi người thực hiện những gì đã được tìm ra.

"Để nâng cao chất lượng của giấc ngủ, hãy làm theo nguyên tắc 15 phút sau đây. Nếu bạn không thể ngủ được sau 15 phút nằm trên giường, hay ra khỏi giường," chuyên gia tư vấn.

Bạn làm gì trong 15 phút sau đó tùy vào bạn.

Bạn có thể đến một căn phong khác, đọc một quyển sách, hay làm gì đó bạn thường làm đến bạn cảm thấy buồn ngủ.

Nhưng đừng sử dụng hay máy tính vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thiết khó ngủ hơn.

"Không cần phải chính xác 15 phút," tác giả viêt. "Chỉ cần ước chừng 15 phút là được."

Sau đó, bạn có thể đi ngủ dễ dàng nhưng đừng nhìn vào đồng hồ khi trở lại giường.

Kể cả bạn không ngủ được, hay dậy đúng giờ vào ngày hôm sau thay vì tiếp tục ngủ.

Chữa trị thường khó khăn và những ai bị thường được khuyên thử một vài mẹo khi để dễ ngủ hơn.

Bao gồm đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày.

Các phương pháp điều trị khác bao gồm thuốc ngủ, liệu pháp hormone và liệu pháp hành vi nhận thức (CBT).

Các chuyên gia tại Diabetes UK cho biết bài báo cung cấp những hiểu biết quan trọng về giấc ngủ và bệnh tiểu đường loại 2.

Tiến sĩ Faye Riley là Giám đốc Truyền thông Nghiên cứu tại Diabetes UK cho biết bài báo cho thấy ngủ không đủ giấc có thể khiến lượng đường trong máu cao hơn và có thể đóng một vai trò trực tiếp trong sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Cô giải thích: "Biết được điều này có thể mở ra những cách tiếp cận mới để giúp ngăn ngừa hoặc quản lý tình trạng bệnh.

“Tuy nhiên, cần nhớ là bệnh tiểu đường loại 2 là một căn bệnh phức tạp, chứa nhiều nguy cơ.

"Ăn một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh, vận động, cùng với ngủ đủ giấc, là các yếu tố thiết yếu để có sức khỏe tốt - kể cả những người có nguy cơ hoặc sống chung với bệnh tiểu đường loại 2."

Theo The Sun