Ngô luộc rất tốt nhưng 5 nhóm người dưới đây cần cẩn trọng khi ăn
Ngô (hay bắp) là loại hạt ngũ cốc phổ biến trên khắp thế giới và đã được đưa vào các bữa ăn trong nhiều thế kỷ qua. Ngô là loại thực phẩm rất giàu chất xơ, vitamin cũng như các loại khoáng chất. Ngô tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Vậy, ai không nên ăn ngô luộc?
Thành phần dinh dưỡng của ngô
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec chỉ ra, ngô chứa nhiều tinh bột và chứa nhiều chất xơ, vitamin cũng như khoáng chất. Ngoài ra, nó cũng chứa tương đối ít protein và chất béo.
Một cốc (tương đương 164 gam) ngô ngọt vàng chứa:
Lượng năng lượng: 177 calo
Carbs: 41 gram
Chất đạm: 5,4 gam
Chất béo: 2,1 gam
Chất xơ: 4,6 gam
Vitamin C: 17% giá trị khuyến nghị hàng ngày (DV)
Thiamine (vitamin B1): 24% giá trị khuyến nghị hàng ngày
Folate (vitamin B9): 19% giá trị khuyến nghị hàng ngày
Magie: 11% giá trị khuyến nghị hàng ngày
Kali: 10% giá trị khuyến nghị hàng ngày
Hầu hết lượng carbs trong ngô đến từ tinh bột - có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu, tùy thuộc vào lượng bạn ăn. Tuy nhiên, một điều đặc biệt là do chứa nhiều chất xơ nên ngô cũng rất nhanh chóng có thể điều hòa được lượng đường máu đó.
Do thành phần dinh dưỡng ấn tượng của ngô, hầu hết mọi người có thể được hưởng lợi từ việc ăn ngô và bỏng ngô nguyên hạt như một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Đây cũng là loại thực phẩm tự nhiên không chứa gluten và những người cần hạn chế gluten có thể ăn được.
Mặt khác, các sản phẩm ngô chế biến có thể không nhiều dinh dưỡng, bởi dầu tinh luyện, xi-rô và ngô chiên làm mất chất xơ có lợi và các chất dinh dưỡng khác trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, nhiều sản phẩm đã qua chế biến có nhiều muối, đường hoặc chất béo bổ sung.
Ai không nên ăn ngô luộc?
Người tiêu hóa kém
Báo Lao động dẫn nguồn Baidu cho biết, những người có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn ngô, vì ngô là loại hạt thô, sau khi ăn sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, thậm chí còn gây viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa.
Ngoài những người tiêu hóa kém không ăn được ngô thì những người bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản cũng không được ăn ngô.
Người lao động chân tay
Những người lao động chân tay thường rất tốn sức, cần nhiều calo và năng lượng để hỗ trợ, trong khi năng lượng và calo trong ngô tương đối ít, vì vậy những người lao động chân tay trong thời gian dài không nên ăn ngô như một loại lương thực chính.
Người già
Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, chức năng tiêu hóa của người già sẽ kém dần đi, vì vậy tốt nhất là không nên ăn ngô, vì chất xơ trong ngô sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột, dẫn đến khó tiêu hoặc táo bón.
Người đang thiếu canxi, sắt
Lượng chất xơ dồi dào và axit phytic trong ngô có tác động tiêu cực đối với những người bị thiếu sắt, thiếu canxi. Các chất này kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Ngoài ra, hàm lượng acid trong dạ dày cũng giảm đi đáng kể khi bạn ăn ngô với số lượng lớn, đó cũng là một trong những yếu tố hạn chế hấp thụ sắt của cơ thể.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế bạn đã biết ăn bánh mì thường xuyên có những lợi ích và tác hại gì?