Ngỡ gan lợn nhiều độc tố nhưng ăn theo cách này đảm bảo bổ dưỡng ngang 'nhân sâm', cơ thể âm thầm 'cảm ơn'
Giá trị dinh dưỡng của gan lợn
Cũng giống như nhiều bộ phận nội tạng động vật, việc ăn gan lợn khiến nhiều người nghi ngại sẽ chỉ nạp thêm chất độc vào cơ thể vì gan là cơ quan thải độc nên tồn dư nhiều chất độc hại.
Thực tế thì độc tố đi qua gan sẽ được chuyển hóa, phân hủy, đào thải qua phân và nước tiểu ra khỏi cơ thể nên gan lợn có thể ăn bình thường, sẽ tốt cho sức khỏe nếu chế biến đúng cách.
Gan lợn có giá trị dinh dưỡng cao bởi có nhiều chất đạm, sắt, vitamin nhóm B, các loại men như men tiêu hóa, men thải độc, tốt cho người thiếu máu, mù màu, còi xương. Chưa hết, vitamin A có trong gan còn có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng, sinh trưởng và phát triển ở trẻ. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong 100g gan lợn chứa 21,3 g protein, 25 mg sắt, 8.700 mcg vitamin A, vitamin B, D, axit folic, nicotilic…
"Đây là thực phẩm có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt. Đặc biệt, gan lợn có hàm lượng vitamin A cao hơn hẳn các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa… ", Chưa hết, lượng collagen trong gan lợn dồi dào có thể làm chậm quá trình lão hóa da, tăng cường sự mịn màng, săn chắc cho da.
Ăn gan lợn thế nào để nạp dinh dưỡng?
Cần chế biến gan lợn sạch và chín, có thể ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến; nên kết hợp gan lợn với cà rốt. Loại rau củ này chứa nhiều caroten, trong đó hàm lượng của beta carotene nhiều nhất, khi vào cơ thể, beta caroten được gan và ruột non phân giải thành vitamin A. Ngoài ra, caroten có tác dụng quan trọng trong phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, dạ dày, da, miệng… giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim mạch và đục thủy tinh thể.
Gan lợn cũng như nhiều loại gan động vật khác, không nên xào nấu lẫn với những loại rau củ giàu vitamin C như giá đỗ, rau cần, cà rốt, cải xoăn… vì vitamin C trong dung dịch trung tính và tính kiềm không ổn định, đặc biệt khi có các vi lượng như đồng, sắt càng dễ bị oxy hóa phân giải. Gan lợn có hàm lượng sắt, đồng cao, khi xào lẫn sẽ làm mất hết giá trị dinh dưỡng của những loại rau củ quả này.
Những người không nên ăn gan lợn
Người mắc mỡ máu cao
Hàm lượng protein, chất béo trong gan lợn là rất lớn do đó những người mắc mỡ máu cao nếu ăn gan lợn sẽ làm nồng độ mỡ trong máu cao lên khiến bệnh nặng hơn.
Người mắc bệnh về gan
Tế bào gan không khỏe sẽ cản trở sự chuyển hóa chất độc và thức ăn trong khi gan lợn rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng chất béo cao sẽ khiến gan phải vất vả hơn trong việc chuyển hóa chất. Điều hoàn toàn không tốt cho gan 1 chút nào.
Người bị cao huyết áp
Bệnh thường do lượng cholesterol trong máu cao do đó chế độ ăn uống sinh hoạt cần phải lành mạnh. Tránh những thực phẩm chứa nhiều đạm và chất béo.
Vì vậy, người mắc bệnh huyết áp cao thường phải kiêng các món nôi tạng động vật (gan, ruột non,tim, cật,…) và chất béo và đường.
Người bệnh gout
Bệnh gout là một bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Hay còn gọi là bệnh do sự dư thừa đạm gây nên.
Do đó, khi bạn những thực phẩm gốc purin như phủ tạng động vật trong đó có gan lợn (cứ100g gan lợn cho 300 mg purin) vì thế người mắc bệnh gout không nên ăn gan lợn.
Cách nhận biết thực phẩm của bạn đã cũ hay chưa
Một số dấu hiệu thực phẩm hư hỏng khá rõ ràng, nhưng một số khác cần phải xem xét và...
6 cách ăn uống đang phá hủy 'phong độ' của sinh lý nam giới
Một chế độ ăn kém lành mạnh sẽ ảnh hưởng tới sinh lý nam giới.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn bơ thường xuyên?
Quả bơ được biết đến là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe...
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn...