Nghiên cứu mới chỉ ra nguy cơ nhiễm Covid-19 ở người tiêm 2 mũi và 3 mũi vắc xin: Có khác biệt đáng kể
Lý do cần tiêm liều vắc xin tăng cường
Hiện nay, nhiều nước trên thế giưới bắt đầu tiến hành tiêm liều vắc xin tăng cường cho người dân để phòng ngừa Covid-19.
Jessica Justman, nhà dịch tễ học tại Đại học Columbia (Mỹ) đưa ra 2 lý do giải thích cho việc cần phải tiêm liều vắc xin tăng cường: "Một số người trong chúng ta cần mũi vắc xin tăng cường vì hai lý do. Thứ nhất là khả năng bảo vệ chống lại bệnh nhẹ và trung bình của 2 liều vắc xin Covid-19 ban đầu dường như suy yếu dần theo thời gian, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Lý do thứ hai là biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn. Điều này đồng nghĩa tất cả mọi người, ngay cả những người đã được tiêm chủng, có nhiều khả năng tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 hơn. Liều tăng cường giúp hệ miễn dịch của bạn phản ứng hiệu quả hơn".
Liều thứ 3 sẽ được tiêm 6 tháng sau liêu vắc xin Covid-19 thứ 2. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác sẽ phải tiêm bao nhiêu mũi vắc xin để đạt hiệu quả tối ưu.
Nguy cơ nhiễm Covid-19 ở người tiêm 2 mũi và 3 mũi vắc xin
Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Hoàng gia London. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tiến hành xem xét kết quả xét nghiệm Covid-19 của 100.000 người ngẫu nhiên.
Giáo sư Paul Elliott, Đại học Hoàng gia London, cho biết: "Trong vòng 14 ngày sau khi tiêm liều thứ 3, nguy nhiễm Covid-19 giảm 2/3. Như vậy, liều vắc xin này rất hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người được tiêm mũi vắc xin ngừa Covid-19 thứ 3 có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 62% so với người được tiêm 2 liều.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, kể từ khi triển khai tiêm liều tăng cường vào tháng trước, tỷ lệ nhiễm Covid-19 đã giảm từ 1,72% xuống còn 1,57%. Hiện có 13,5 triệu người Anh đã được tiêm liều vắc xin thứ 3 và hàng triệu người khác sẽ đủ điều kiện tiêm trong những tuần tới.
Ngoài kết quả nghiên cứu nói trên, số liệu mới của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh cũng cho thấy những người tiêm liều vắc xin tăng cường có nguy cơ nhiễm Covid-19 thấp hơn so với những người chưa tiêm liều nào.
Liều vắc xin tăng cường thậm chí còn có hiệu quả tốt hơn trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện và không qua khỏi nếu nhiễm bệnh.
Giáo sư Elliott cho biết việc triển khai tiêm liều vắc xin tăng cường số lượng lớn thật sự rất ấn tường và đã nhận thấy những tác động tích cực của biện pháp này, hy vọng số ca mắc sẽ không tăng trở lại.
Ngày 16/11, Anh ghi nhận 38.263 ca mắc Covid-19 mới, giảm 3% so với 7 ngày trước đó.
Hồi đầu tháng 11, Bộ Y tế Israel cũng công bố dữ liệu về hiệu quả của liều vắc xin tăng cường đối với vắc xin của Pfizer - BioNTech. Nguy cơ mắc bệnh nặng giảm đáng kể ngay sau khi tiêm liều vắc xin thứ 3 của Pfizer.
Từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 9/2021, các nhà nghiên cứu Israel đã theo dõi hơn 1,4 triệu người đã tiêm 2 liều văc xin Pfizer trước đó ít nhất 5 tháng. Trong đó, một nửa đã tiêm liều vắc xin Pfizer thứ 3 ít nhất một tuần trước khi tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy, những người được tiêm liều tăng cường có nguy cơ nhập viện vì Covid-19 thấp hơn 93%, nguy cơ bị bệnh nặng thấp hơn 92% và nguy cơ không qua khỏi vì Covid-19 thấp hơn 81%.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....