Người mắc bệnh suy giáp
Những người mắc bệnh suy giáp là đối tượng đầu tiên không nên ăn rau cải. Bởi trong các loại rau cải có chứa goitrin - một chất có thể gây bướu cổ và khiến các bệnh về tuyến giáp và bướu cổ trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, nếu vẫn muốn ăn rau cải thì bạn phải ngâm rửa thật kỹ rau cải rồi mới chế biến. Nhưng tốt hơn hết vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, kẻo khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Bà bầu bị trào ngược và dị ứng
Các bà bầu có biểu hiện trào ngược dạ dày và dị ứng cũng không nên ăn rau cải. Bởi các loại rau họ cải có thể gây khó tiêu làm ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu. Ngoài ra, thành phần indol có trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.
Người có bệnh tiêu hóa và dạ dày
Rau cải là loại thực phẩm có thể gây khó tiêu và không tốt chút nào đối với những người đang mắc bệnh về đường tiêu hóa hay dạ dày. Khi ăn rau cải có thể dẫn đến các tình trạng như đầy bụng, chướng hơi, ợ chua,...
Ngoài ra, những người mắc các bệnh về viêm đường tiêu hóa cũng không nên ăn rau cải, nhất là rau cải sống. Các loại rau cải đã muối như dưa muối, salad hay kim chi cũng không nên ăn để tránh gây kích ứng vùng viêm loét dạ dày.
Người bệnh gút
Các loại rau cải ở nhóm B có chứa khoảng 50 - 150mg/100g hàm lượng purin. Mà chất purin lại chính là thủ phạm chính dẫn đến bệnh gút, do đó tốt nhất người mắc bệnh gút không nên ăn rau cải.
Người bị bệnh thận
Người bị bệnh thận không nên ăn bắp cải. Bởi bắp cải có chứa nhiều axit oxalic, nếu ăn nhiều có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận, gây ra sỏi thận. Người bị sỏi thận nếu ăn nhiều bắp cải càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.