Nghỉ Tết, đừng để học sinh ngập trong bài vở!
Hôm qua ghé nhà người thân chơi, tôi hỏi han chuyện thi cử của đứa cháu gái học lớp 9 và bất ngờ khi nghe mẹ cháu bảo đang tìm trung tâm ôn luyện Toán vì bài thi hôm trước làm chưa tốt. Bé con mặt phụng phịu rỉ tai tôi: “Bài con làm 8 điểm mà mẹ chê ít”. Kèm theo tiếng thở dài là cái lắc đầu và ánh mắt muộn phiền của con trẻ.
Được dịp, mẹ cháu lại “ca bài ca muôn thuở” về áp lực kỳ thi đầu cấp ba, về ngôi trường mơ ước, về tương lai tươi sáng. Chị bảo nhìn điểm thi học kỳ hôm nay, chị thấy không an tâm về năng lực của con và sẽ tăng cường lịch học thêm. Đặc biệt, chị sẽ nhờ bạn bè dò hỏi gia sư ôn luyện toán giỏi để tranh thủ mất ngày Tết củng cố, ôn luyện, nâng cao một số dạng toán cho con.
Nghỉ Tết, đừng để học sinh khổ sở vì "núi" bài tập. Ảnh minh họa.
Đợi mẹ xuống bếp, bé con ghé tai tôi than thở về áp lực điểm số sau khi nhận điểm 8 môn Toán. Cháu bảo mình mất điểm 2 câu, trong đó một câu do tính toán sai số, câu còn lại thuộc dạng toán nâng cao để phân hóa học sinh. Lịch học thêm của cháu đã kín, giờ thêm hai buổi toán nâng cao mỗi tuần nữa quả là áp lực.
Cháu bảo đã xin mẹ sau Tết mới ráp vào học nhưng không được mẹ đồng tình. “Được mấy ngày nghỉ ngơi, vui chơi, trải nghiệm Tết mà phải tranh thủ cày toán, còn gì là Tết!”. Cháu kết lại câu chuyện của mình bằng lời ca thán đầy buồn bã của mình như thế đó. Và có lẽ đó không chỉ là nỗi muộn phiền của riêng cháu tôi.
Biết bao đứa trẻ đang tuổi đến trường vừa mướt mồ hôi hoàn thành những bài thi học kỳ với lời hứa của bố mẹ rằng thi xong sẽ “thả cửa” vui Tết. Và không ít đứa trẻ phải ngậm ngùi khi bố mẹ thất hứa bởi vô số lý lẽ muôn thuở “Bố mẹ sẽ muốn tốt cho con”, “Trẻ không học về già sẽ cực thân”, “Tết thảnh thơi bài vở ở lớp tranh thủ ôn bài là hợp lý nhất”. Vậy nên có không ít bố mẹ năn nỉ cô giáo cho thêm bài tập để con ôn luyện trong Tết.
Tết là thời gian sum vầy, trải nghiệm, gắn kết yêu thương với nhiều đứa trẻ hiện nay dường như quá xa vời. Trong khi con trẻ nhà bên hí hửng dọn nhà, sắm sửa, phụ gia đình trang trí Tết thì một số đứa trẻ lại đang ngồi bên bàn học, tiếc thay! Trong khi nhiều đứa trẻ được rộn ràng chơi Tết với vô số trò chơi ngày hội xuân thì có những bạn nhỏ miệt mài ôn luyện đống bài tập Tết, buồn thay! Trong khi Tết là cơ hội để các con học cách sẻ chia yêu thương, san sẻ việc nhà với gia đình thì một vài đứa trẻ còn chẳng biết mứt bánh, dưa hành, củ kiệu… làm thế nào và ra làm sao, thương thay!
Và rồi khi các con lớn lên, ký ức về những ngày Tết cũng chỉ hời hợt dăm ba câu chúc Tết, mặc áo mới, nhận phong bao lì xì… Ký ức Tết trong con trẻ chỉ là thời gian để ôn luyện bài tập, nâng cao kiến thức… Ký ức Tết nhàn nhạt ấy sẽ nuôi dưỡng thế nào để tuổi thơ của bọn trẻ đầy vun yêu thương và hạnh phúc?
Khi phố xá bắt đầu rộn ràng sắm sửa đón xuân, nhà nhà hân hoan chuẩn bị chơi hội, tôi ước sao cho tất cả mọi đứa trẻ đều có thể hưởng trọn vẹn không khí Tết vui tươi. Muốn vậy, xin bố mẹ đừng để con trẻ “ngập” trong bài vở dịp Tết…
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...