Ngất xỉu vì đau răng có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim, bác sĩ chỉ ra 6 cách để tránh xa “kẻ giết người thầm lặng” này
Một người đàn ông 56 tuổi ở thành phố Đào Viên, Đài Loan bất ngờ ngất xỉu và ngã xuống đất khi đang đi khám nha sĩ.
Sau khi được đưa đến bệnh viện điều trị thì được chẩn đoán mắc bệnh nhồi máu cơ tim. Sau khi hỏi thăm người nhà thì được biết người đàn ông này bị đau răng đã mấy ngày.
Wu Xueming, Trưởng khoa Tim mạch tại Bệnh viện Đào Viên, đã chỉ ra rằng nhồi máu cơ tim được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”.
Nhồi máu cơ tim là một bệnh tim cấp tính do tắc nghẽn động mạch vành, dễ xảy ra khi thời tiết lạnh, sáng sớm, xúc động. Những người có tiền sử bệnh tim mạch trong gia đình cần chú ý đặc biệt.
Wu Xueming giải thích rằng thói quen sinh hoạt và thay đổi chế độ ăn uống của con người hiện đại đã làm cho độ tuổi mắc nhồi máu cơ tim giảm dần.
Những người có nguy cơ cao bao gồm bị huyết áp cao, tiền sử gia đình mắc bệnh tim, thiếu vận động, hút thuốc, béo phì, mỡ máu cao,…
Wu Xueming cho biết, triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim là đau ngực, có thể lan xuống hàm và lưng, bệnh nhân thường kêu đau bụng trên, có vật gì đè lên ngực hoặc đau răng.
Chen Xiangling, y tá tại Bệnh viện Đào Viên, gợi ý rằng để ngăn ngừa cơn nhồi máu cơ tim ập đến trước cửa nhà, bạn có thể bắt đầu với sáu biện pháp phòng ngừa trong cuộc sống hàng ngày.
Chen Xiangling cho biết điểm đầu tiên là chọn nhiều thực phẩm lành mạnh hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày, áp dụng chế độ ăn ít calo và natri, ăn nhiều trái cây, rau và cá, tránh xa thực phẩm chiên rán, da động vật, nội tạng và thực phẩm ngâm chua.
Điểm thứ hai, phải bỏ thuốc ngay hoặc đến cơ sở y tế để được hỗ trợ vì trong khói thuốc có chứa hắc ín, dễ gây tắc nghẽn mạch máu. Còn người không hút thuốc cũng nên cố gắng tránh xa khói thuốc thụ động.
Điểm thứ ba là kiểm soát tốt các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tăng đường huyết, mỡ máu cao cần đo lường thường xuyên, có lối sống lành mạnh và uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
Điểm thứ tư là nên tập thể dục nhiều hơn, mỗi tuần ít nhất 3 đến 5 lần. Bạn có thể bắt đầu từ mức độ nhẹ và tăng dần dần. Tuy nhiên, nếu trong quá trình tập luyện xuất hiện các triệu chứng nhồi máu cơ tim nêu trên thì nên dừng lại ngay.
Điểm thứ năm là giảm cân. Bạn có thể xác định xem mình có cần kiểm soát cân nặng hay không bằng cách tính chỉ số khối cơ thể (BMI). Công thức tính BMI là bình phương cân nặng (kg) chia cho chiều cao (m).
Nếu chỉ số này ≥ 24, bạn nên chú ý đặc biệt và chỉ số lý tưởng nằm trong khoảng từ 18 đến 24.
Điểm thứ 6 là khám sức khỏe định kỳ, ngay cả khi phát hiện sớm những bất thường thì có thể điều trị sớm để tránh bỏ lỡ thời gian điều trị vàng.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....