Ngâm rau sống trong nước muối, thói quen sai lầm nhiều gia đình Việt thường mắc
Rau sống chỉ các loại rau có thể ăn trực tiếp, không qua chế biến. Những loại rau thường ăn sống như diếp cá, kinh giới, rau răm, tía tô, húng quế, xà lách, rau mùi, kèo nèo, rau nhúc, dừa nước…
Các loại rau gia vị, rau sống còn cung cấp cho cơ thể các vitamin (C, A, E…) cùng chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm từ rau sống rất lớn. Đặc biệt là nguy cơ cao chứa các loại ký sinh do thường bị tưới bằng nước bẩn, bón phân tươi. Khi ấu trùng vào cơ thể phát triển thành con sán. Ăn rau sống còn có nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa khác như tiêu chảy, nhiễm giun hay kiết lỵ.
Nên khi ăn rau sống, nhiều bà nội trợ có thói quen sau khi rửa rau củ quả như bình thường, sẽ ngâm nước muối thêm khoảng 15 - 20 phút. Muối biển là một trong những chất sát khuẩn tự nhiên cực mạnh, có thể giúp thực phẩm "nhả" hóa chất ra nước lại không gây hại sức khỏe.
Thế nhưng, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), hành động ngâm rau củ quả với nước muối chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt vi khuẩn một cách chừng mực chứ không phải cứ cho vào nước muối là tự động hóa chất độc hại trong thực phẩm sẽ bị loại bỏ.
Chưa kể, việc ngâm rau củ quả với nước muối quá lâu có thể gây mất chất, rau bị dập nát, khi nấu lên rau bị mất độ ngon. "Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau củ quả được ngâm rửa kiểu này sẽ bị hao hụt đáng tiếc. Ngoài ra, hành động ngâm rau củ trong nước quá lâu còn gây hại cho sức khỏe, chất bẩn có nguy cơ thẩm thấu ngược lại", ông Thịnh cho hay.
Không những vậy, rau ngâm trong nước muối vô tình làm tăng hàm lượng muối bạn đưa vào cơ thể, về lâu dài không tốt cho tim mạch, gây tăng huyết áp.
Vậy, rửa rau củ quả như thế nào mới đúng cách?
Theo giới chuyên gia, tốt nhất với rau củ quả khi mua về, đem nhặt sạch... sau đó rửa bằng nước sạch nhiều lần. Nên rửa khoảng 4-5 lần nước sạch.
Chị em cần chú ý nên dùng chậu nhiều nước để loại bỏ đất cát tốt hơn. Sau đó có thể rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần sẽ hữu ích cho việc rửa trôi bụi bẩn và hóa chất. Sau khi rửa sạch, bạn nên gọt vỏ củ quả - đây là bước vô cùng quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất.
Ngoài ra, chế biến rau củ quả hay thịt, cá... ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy liên kết dai dẳng của hóa chất trên thực phẩm. Do đó, đảm bảo ăn chín uống sôi sẽ luôn giúp bạn có được sức khỏe an toàn hơn
Loại chảo giá rẻ “đầu độc” người dùng vì chứa chất độc hại, đe dọa sức khỏe cả gia đình:...
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người thường chọn mua những chiếc chảo gang giá rẻ mà không biết rằng nó có thể chứa những kim loại nặng và hóa chất độc hại. Thế nên việc chọn lựa chảo gang chất lượng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng cho nhanh khô không? Vì sao lại không nên?
Trong quá trình sử dụng điều hòa, cục nóng tỏa ra luồng khí khô và nóng. Vì lý do này, nhiều người đã tận dụng nhiệt từ cục nóng để phơi quần áo, giúp tiết kiệm thời gian làm khô
Ưu nhược điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san
Cốc nguyệt san là một sản phẩm dành cho phái nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và được dùng để thay thế cho các loại băng vệ sinh truyền thống, giúp cơ thể năng động hơn mà không lo bị tràn trong suốt ngày dài.
Làm gì để hạn chế tác hại của nước mưa khi để ô tô ngoài trời?
Việc phải dừng đỗ xe ngoài trời khiến nhiều người lo ngại bởi đỗ xe dưới trời mưa sẽ làm "xế hộp" có nguy cơ hỏng hóc nhiều hơn. Cần làm gì để bảo vệ xe ô tô?