Những điều bất lợi khi sử dụng mứt Tết

Tuy có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhưng mứt thường quá ngọt, không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao, béo phì hay người muốn ăn kiêng.

Một số loại mứt chứa nhiều vitamin A, C, như mứt cà chua, cà rốt, táo, mận, kiwi… sẽ bị phân hủy do nhiệt độ và thời gian chế biến mứt quá lâu sẽ làm mất tác dụng của các nhóm vitamin.


Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi, vì vậy không tốt khi dùng cho người già, trẻ em, và các phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ; không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác.

Ăn nhiều mứt dễ sinh đầy bụng và làm giảm mất cảm giác đói, do đó sẽ hạn chế sự ăn vào trong 2 bữa ăn chính.

Chất bảo quản có hại thế nào đối với cơ thể

Một trong các tác hại đầu tiên phải kể đến của chất bảo quản thực phẩm chính là tác nhân của những căn bệnh về viêm phế quản, hen suyễn,... Người mắc những bệnh này khi dùng thực phẩm chứa nhiều phụ gia sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Người không bệnh khi dùng nhiều cũng khiến cơ thể dễ mắc bệnh, sức khỏe kém.

Nguy cơ tử vong khi hóa chất bảo quản thực phẩm được đưa vào thức ăn không kiểm soát. Trong đó các chất như lưu huỳnh, foocmon,... khi đi vào cơ thể sẽ gây ngộ độc ở người.

Việc dung nạp nhiều chất bảo quản thực phẩm nhân tạo sẽ làm suy yếu đi những mô ở tim. Việc này khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với người cao tuổi hoặc có bệnh tim.

Thực phẩm chứa các chất phụ gia như BHT và BHA cũng sẽ dẫn đến các bệnh ung thư. Theo đó, BHT có ở trong các loại chất béo và ngũ cốc, còn BHA thì có trong thịt, khoai tây chiên, các món nướng khác nhau.

Ngoài ra, chất bảo quản thực phẩm cũng có thể gây béo phì ở một số đối tượng, bởi thành phần có chứa axit béo trong những thực phẩm chế biến sẵn. Đặc biệt trẻ em đang tuổi phát triển ăn nhiều thực phẩm có chất bảo quản sẽ bị ảnh hưởng cả sức lực và trí lực.

Cách làm mứt dừa tại nhà thơm ngon, không lo chất bảo quản 

Nguyên liệu làm mứt dừa

- 1 kg cùi dừa

- 500 g đường trắng

- 50ml sữa tươi không đường và vani

Cách làm mứt dừa

Bước 1: Khi mua cùi dừa về bạn hãy gọt sạch phần vỏ nâu bên ngoài. Rồi tiến hành nạo dừa theo vòng tròn xung quanh cùi dừa để thành sợi dài mỏng.

Bước 2: Bạn hãy nạo xong cho ngay vào thau nước sạch bóp đều cho dừa ra bớt dầu sẽ khiến món mứt thơm ngon hơn. Tiếp đó, bạn hãy đun sôi một nồi nước, cho thêm thìa nhỏ muối, đổ cùi dừa vào trần qua khoảng 1 -2 phút. Sau đó, bạn hãy vớt ra rửa sạch lại rồi để ráo nước là được.

Bước 3: Tiếp đó, bạn hãy cho tất cả cùi dừa vào bát tô sâu lòng, loại to trộn đều với tỷ lệ 1kg dừa với 500g đường. Khi đảo dừa bạn hãy nhẹ tay để cùi dừa không bị đứt gãy khiến món mứt dừa sau khi thành phẩm đẹp mắt hơn. Bạn hãy đảo đều xong ướp từ 4 - 6 tiếng. Rồi chờ cho đường tan thì 30 phút đảo thêm 1 lần cho ngấm hết.

Bước 4: Tiếp sau đó, bạn hãy đun chảo sâu lòng nóng già, cho dừa vào sên với lửa nhỏ lửa để món dừa ngấm đều. Bạn hãy đảo liên tục và đều tay, đảo nhẹ tay để dừa không bị nát, ngấm đều và không bị cháy.

Khi bạn nhìn thấy nước đường sền sệt lại cho 50ml sữa tươi không đường và thêm xíu vani tạo mùi và sên tiếp. Lúc này hãy chọn chế độ lửa thật nhỏ để dừa không bị vàng. Rồi bạn tiếp tục sên khoảng 30 - 45 phút, dừa khô lại, rồi bỏ ra một cái mâm lớn dàn mỏng và nong nong dừa cho nguội hẳn, để ở một nơi thoáng mát cho mứt dừa mau khô đường.