Dưỡng chất của chanh leo nằm nhiều ở lớp màng nhầy bám quanh hạt còn gọi là áo hạt. Vi thế, họ thường ăn luôn cả hạt để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất này.

Song trong hạt chanh leo lại không có một loại dưỡng chất nào mà lại còn là vật liệu cứng khó tiêu. Khi ăn quá nhiều chanh leo sẽ khiến cho những hạt này không đào thải ra ngoài được. Trong quá trình di chuyển, nếu hạt này vô tình rơi vào túi thừa của ruột già sẽ khiến bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già.

Với phụ nữ mang thai hoặc bà mẹ đang cho con bú, không nên sử dụng chanh leo với mức độ quá nhiều.
 
Ngoài ra, khi ăn chanh leo cần chú ý những điều sau:

Trẻ nhỏ ăn chanh leo cần bỏ hạt
 
Phụ huynh nên tránh cho trẻ nhỏ dùng chanh leo để tránh nguy cơ bị dị ứng. Với trẻ trên 2 tuổi, khi dùng chanh leo nên bỏ hạt để phòng nguy cơ bị hóc.

Ảnh minh họa: Internet
 
Không nên ăn chanh leo quá nhiều
 
Sử dụng chanh leo quá nhiều và thường xuyên sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn và nôn nửa. Đôi khi, nó còn khiến bạn cảm thấy chóng mặt và loạn nhịp tim.

Cho nên, bạn nên sử dụng chanh leo với 1 lượng vừa phải và nhớ luôn phiên với các loại hoa quả khác.
 
Người đang mắc bệnh dạ dày không nên uống chanh leo
 
Theo chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày không được tùy tiện ăn uống những thực phẩm có tính axit.

Trong đó, chanh leo là một trong những loại trái cây có nhiều tính axit nhất. Nếu sử dụng quá nhiều nước chanh leo một lúc có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh dạ dày như hội chứng trào ngược dạ dày, chứng ợ chua… Người mắc bệnh dạ dày cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống chanh leo để phù hợp tình hình sức khỏe, cơ địa của bản thân, tránh nhận về những hậu quả không mong muốn