Ảnh minh họa

Nhóm nghiên cứu của Đại học Leicester ở Anh đã so sánh và phân tích tác động của tốc độ đi bộ lên telomere ở 405,981 người Anh trưởng thành đã đăng ký với Ngân hàng Biobank của Anh. Telomere là phần cuối của nhiễm sắc thể trong tất cả các tế bào và nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định DNA. Telomere sẽ ngắn dần khi cúng ta già đi, và khi nó càng ngắn thì cơ thể chúng ta lão hóa càng nhanh.

Nhóm nghiên cứu đã đo tốc độ đi bộ và hoạt động thể chất bằng một thiết bị gắn trên cổ tay của người tham gia.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người đi bộ nhanh trong 10 phút mỗi ngày có tuổi thọ trung bình dài hơn 20 năm so với những người không đi bộ.

Ảnh minh họa

Nhóm nghiên cứu giải thích điều này là do tốc độ đi bộ chậm thì có liên quan đến việc rút ngắn các telomere. Tác giả nghiên cứu, giáo sư Tom Yates cho biết: "Nghiên cứu này đã chứng minh sự thật rằng tốc độ đi nhanh giúp trẻ hoá tuổi sinh học đo được của các telomeres.”

Giáo sư cho biết thêm: “Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu sân hơn về mối liên hệ giữa tốc độ đi bộ và độ dài telomere."

Nghiên cứu này gần đây đã được đăng tải trên tạp chí “Communications Biology” đây một tạp chí cùng tên của “Nature”.