Nên kiêng gì và cách xử lý tại nhà khi trẻ bị đau dạ dày?
Đau dạ dày là bệnh lý thường gặp ở trẻ lớn và gây không ít bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Khi mắc bệnh, trẻ thường có cảm giác đau bụng, đau vùng thượng vị, đau từng cơn; những cơn đau liên quan đến bữa ăn, nôn, buồn nôn, ợ chua, chán ăn và nặng thì có thể là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Chính vì vậy, ngoài việc điều trị sớm, phụ huynh còn nên lưu ý đến những thực phẩm nên kiêng cũng như cách chăm sóc trẻ tại nhà.
Trẻ bị đau dạ dày không nên ăn gì?
Khi trẻ bị đau dạ dày, nên tuyệt đối kiêng những thực phẩm có nồng độ axit cao và gây kích thích niêm mạc như: Các loại dưa muối, chanh, giấm, tương ớt, ớt, tỏi, tiêu,... Lưu ý, tuy sữa chua là loại thực phẩm tốt cho dạ dày nhưng cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều hoặc ăn vào lúc đói.
Hạn chế các đồ uống có vị chua như: Nước mơ, nước chanh, nước dứa,... vì chúng có thể gây kích thích dạ dày tiết axit, gây tổn thương niêm mạc và làm vết thương trong dạ dày lâu lành. Bên cạnh đó, cũng không nên sử dụng các loại nước uống có ga vì chúng sẽ gây chướng bụng, đầy hơi nếu như trẻ bị loét dạ dày nặng có thể dẫn đến bục dạ dày.
Không ăn nhiều các thực phẩm được chế biến theo cách chiên, xào, nướng, trộn nộm vì chúng sẽ gây khó tiêu và đọng lại lâu trong dạ dày, tăng thêm gắng nặng cho dạ dày. Ngoài ra, cũng nên tránh các thức ăn cứng, dai, gây cọ xát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau già, măng,... vì chúng dễ làm hỏng niêm mạc, khó lành vết loét.
Không cho trẻ ăn những loại thức ăn sống (nem chua, gỏi…), tránh những đồ ăn lạnh, thức ăn nguội chế biến sẵn, mất vệ sinh,…
Cách xử lý đau dạ dày ở trẻ tại nhà
Bố mẹ nên cho con uống nhiều nước khi bị đau dạ dày bởi việc này sẽ tránh gây mất chất lỏng trong cơ thể. Ngoài ra, có thể xoa bóp hoặc massage bụng nhẹ nhàng cho trẻ để giảm những cơn đau dạ dày. Theo đó, bạn có thể xoa bóp cho trẻ bằng dầu ô liu theo vòng tròn hướng chiều kim đồng hồ.
Chườm ấm cũng là một phương pháp hữu hiệu làm giảm cơn đau dạ dày ở trẻ. Bạn có thể đặt một túi sưởi ấm lên trên bụng trẻ với nhiệt độ vừa phải sẽ giúp trẻ giảm bớt cơn đau.
Cuối cùng, bạn có thể cho trẻ uống mật ong và gừng để giảm bớt các vấn đề về tiêu hóa, giảm chứng đầy hơi, đau bụng, cơn ho hoặc cơ đau do bệnh dạ dày gây ra. Tuy nhiên, không nên áp dụng cách này với trẻ dưới 2 tuổi.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...