Mướp đắng rất tốt cho sức khỏe nhưng khi dùng phải lưu ý 4 điều nếu không muốn biến món ngon thành 'độc dược'
Dinh dưỡng từ mướp đắng
Mướp đắng (Momordica charantia) cũng thường được gọi là khổ qua. Là một loại trái cây nhiệt đới, mướp đắng có hàm lượng calo và carbs thấp và nhiều chất xơ có lợi. Trong mướp đắng chứa nhiều chất phytochemical - là những hợp chất thực vật mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, ví dụ như flavonoid, triterpenoid và polyphenol.
Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng khác nhau tùy thuộc bạn ăn phần nào của cây và nó được chế biến chín hay ăn sống. Thông tin dinh dưỡng sau đây được cung cấp bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho khẩu phần khoảng 1 cốc (tương đương 124g) mướp đắng nấu chín mà không có thêm chất béo.
Lượng calo: 24
Chất béo: 0,2g
Natri: 392mg
Carbohydrate: 5,4g
Chất xơ: 2,5g
Đường: 2,4g
Chất đạm: 1g
Carb
Hầu hết lượng calo trong mướp đắng đến từ carbohydrate. Vì tổng hàm lượng calo rất thấp nên lượng carbs trong mướp đắng cũng thấp. Một cốc mướp đắng nấu chín chỉ cung cấp hơn 5 gam carbohydrate, khoảng một nửa trong số đó là chất xơ (2,5 gam). Mướp đắng cũng chứa một số đường tự nhiên nhưng nhìn chung đây là một loại trái cây có hàm lượng đường huyết thấp.
Chất béo
Trong mướp đắng có rất ít chất béo. Một chén mướp đắng nấu chín chứa ít hơn 1/2 gam chất béo trừ khi chất béo bổ sung được thêm vào trong quá trình nấu.
Chất đạm
Giống như hầu hết các loại trái cây, mướp đắng không phải là một nguồn cung cấp protein đáng kể.
Vitamin và các khoáng chất
Các vi chất dinh dưỡng trong mướp đắng bao gồm vitamin A, vitamin C, canxi, kali, phốt pho, kẽm, đồng, sắt và magiê. Mướp đắng cũng cung cấp một số vitamin B và các chất chống oxy hóa hữu ích, như lutein và zeaxanthin.
4 lưu ý khi ăn mướp đắng
Sử dụng quá nhiều khổ qua có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, tiêu chảy. Bên cạnh đó, việc lạm dụng loại thực phẩm này tiềm ẩn rủi ro dẫn đến tình trạng tụt đường huyết đột ngột, gây nhức đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, có thể bị choáng và ngất.
Đi kèm với đó, để đảm bảo cho hiệu quả nhận được và tránh phải đối diện với các tác dụng phụ không mong muốn của mướp đắng, bạn có thể ghi nhớ một vài lưu ý như sau:
- Tiêu thụ với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
- Không kết hợp sử dụng khổ qua với tôm hoặc ăn cùng lúc với sườn heo chiên hay măng cụt.
- Tránh uống trà xanh sau khi ăn khổ qua vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Thay vào đó, nên đợi một vài tiếng sau khi ăn xong rồi mới uống.
- Không nên ăn khổ qua khi bụng đói.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn...
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có...
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có...
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt...