Mùa dịch, có nên bổ sung vitamin và khoáng chất đường uống cho trẻ để tăng cường sức khỏe?
Các thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất dường như đã trở nên phổ biến hơn dẫn tới nhiều phụ huynh lạm dụng cho trẻ. Từ việc tăng cường trí nhớ, thúc đẩy chiều cao, tăng cường miễn dịch hay năng lượng,... Nhưng thực sự thì bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại thuốc bổ sung có thực sự tốt cho trẻ không?
Thuốc bổ sung được hiểu là các loại thực phẩm chức năng được bào chế dưới nhiều dạng như siro, tia xịt, thuốc viên nén,... được sử dụng trong các trường hợp cơ thể không thể tự tổng hợp qua ăn uống hoặc trẻ thiếu chất hay mắc các bệnh lý đặc biệt cần bổ sung bằng đường uống.
1. Trẻ em có cần bổ sung vitamin và khoáng chất bằng thuốc bổ sung không?
Nhiều tổ chức y tế như Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (ADA) chỉ ra rằng chế độ ăn uống là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng đều thống nhất rằng, việc ăn một chế độ lành mạnh, cân bằng và đa dạng từ tất cả các nhóm thực phẩm là cách lý tưởng để có được tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mọi hoạt động hàng ngày của con.
Thêm vào đó việc bổ sung liều lượng lớn vitamin hoặc megavitamins có thể nguy hiểm. Uống quá liều có thể khiến trẻ có nguy cơ bị buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, các vấn đề về gan và các bất thường về thần kinh.
Vì thế mà cách tốt nhất để đảm bảo con bạn nhận được đủ vitamin và khoáng chất cần thiết chính là cung cấp nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng và đa dạng như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein như các loại hạt, đậu phụ, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa,...
Vậy khi nào trẻ cần thuốc bổ sung?
Mặc dù các khuyến cáo thông thường là trẻ em nên bổ sung vitamin và khoáng chất chủ yếu từ các loại thực phẩm từ trẻ ăn, nhưng đôi khi việc bổ sung cũng cần thiết với một nhóm trẻ.
Ví dụ, trẻ sơ sinh được tiêm một liều vitamin K khi chúng được sinh ra và những đứa trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ bổ sung 400 IU vitamin D trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Hoặc với trẻ thiếu cân, có các vấn đề về tăng trưởng hay đang ăn kiêng cho dị ứng thực phẩm, trẻ mắc bệnh celiac hay các bệnh hoặc tình trạng y tế khác khiến trẻ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Nhưng nguyên tắc vấn luôn là nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn muốn bổ sung bất kì loại vitamin hay khoáng chất nào cho trẻ. Các xét nghiệm vi chất có thể sẽ được chỉ định để xem trẻ đang thiếu hụt loại vi chất nào.
2. Các vitamin và khoáng chất nào quan trọng nhất cho trẻ em
Đầu tiên, cần nhấn mạnh rằng tất cả các vitamin và khoáng chất đều quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ nhưng một số loại đặc biệt quan trọng cho trẻ em và thanh thiếu niên. Cụ thể như sau:
2.1. Sắt
Sắt là một khoáng chất cần thiết cho trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Sắt không chỉ góp phần sản xuất máu và xây dựng cơ bắp mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ. Vì tình trạng thiếu sắt cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ nên các bác sĩ nhi khoa thường kiểm tra nồng độ sắt trong độ tuổi từ 1 đến 2.
Sắt heme là loại sắt có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và dễ hấp thụ hơn so với sắt tổng hợp (non-heme) được tìm thấy trong thịt, gia cầm và cá. Trẻ em từ 1 - 3 tuổi cần 7mg sắt/ngày và trẻ từ 4 - 8 tuổi cần 10mg/ngày.
Sắt là một khoáng chất cần thiết cho trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng nhanh (Ảnh: Internet)
Nếu con của bạn không ăn thực phẩm giàu chất sắt thì bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ để cân nhắc tới việc sử dụng thuốc bổ sung. Tuy nhiên, không được tự ý bổ sung sắt mà không có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, cần bổ sung sắt đúng cách. Sắt được hấp thụ tốt nhất khi sử dụng cùng vitamin C, vì thế cha mẹ có thể cân nhắc tới việc cho con uống hoặc ăn một quả cam trước khi bổ sung sắt cho trẻ. Bên cạnh đó, không nên để trẻ ăn một bữa ăn dầu mỡ hoặc uống sữa trong vòng 1 giờ trước khi uống sắt và 2 giờ sau khi uống xong bởi điều này có thể ảnh hưởng tới việc hấp thụ.
2.2. Canxi
Khi nói đến sự phát triển và duy trì xương và răng khỏe mạnh thì canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất. Tiêu thụ không đủ lượng sữa trong thời thơ ấu có thể ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển cũng như tăng nguy cơ gãy xương, xốp xương và yếu xương, cuối cùng dẫn tới loãng xương khi trưởng thành.
Khi nói đến sự phát triển và duy trì xương và răng khỏe mạnh thì canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất (Ảnh: Internet)
Dựa trên chế độ ăn được khuyến nghị bởi RDA thì trẻ em từ 1 - 3 tuổi cần 700mg canxi mỗi ngày và trẻ từ 4 - 8 tuổi cần 1000mg/ngày. Các nguồn canxi tuyệt vời là sữa, pho mát, sữa chua, đậu phụ.
2.3. Vitamin D
Vitamin D kiểm soát sự hấp thụ canxi, hỗ trợ sự phát triển của xương và răng. Nhưng vitamin D là một loại vitamin hòa tan trong chất béo không giống các loại vitamin tan trong nước nên việc bổ sung vitamin D cho trẻ chỉ nên sử dụng khi có sự giám sát bởi bác sĩ để tránh nguy cơ nhiễm độc.
Vitamin D kiểm soát sự hấp thụ canxi, hỗ trợ sự phát triển của xương và răng (Ảnh: Internet)
2.4. Vitamin A
Nhìn chung thì vitamin A rất quan trọng cho sự phát triển và duy trì làn da, đôi mắt khỏe mạnh. Đặc biệt vitamin A có liên quan tới khả năng miễn dịch cũng như sửa chữa các mô xương.
Nguồn cung cấp vitamin A dồi dào có thể đến từ các loại rau mà xanh lá như cải xoăn, cài thìa, rau bina; các loại rau củ màu vàng như dưa đỏ, cà rốt, khoai lang hoặc sữa, pho mát hay trứng,...
Ớt ngọt rất giàu vitamin A tốt cho sức khỏe của trẻ (Ảnh: Internet)
2.5. Vitamin B
Khi nói đến vitamin B, có rất nhiều loại vitamin B khác nhau chẳng hạn như B1, B2, B6, B12, niacin, axit folic, biotin và axit pantothenic. Vitamin B hỗ trợ sản xuất hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể và cuối cùng là cung cấp năng lượng cho con bạn. Các loại vitamin này cũng rất quan trọng cho sự phát triển bình thường và giúp quá trình trao đổi chất.
Trẻ em theo chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay hoặc không thích ăn thịt có thể bị thiếu một số vitamin B nên việc sử dụng thuốc bổ sung vitamin B có thể cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 chỉ có trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Trẻ em theo chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay hoặc không thích ăn thịt có thể bị thiếu một số vitamin B (Ảnh: Internet)
2.6. Vitamin C
Và cuối cùng, loại vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, chữa lành cơ thể và chống lại nhiễm trùng là vitamin C. Không chỉ thế, vitamin C còn giúp trẻ hấp thụ sắt tốt hơn, giữ cho các mô, xương và mạch máu của cơ thể ở trong trạng thái tốt.
Trong mùa dịch như hiện tại, việc bổ sung vitamin C cho trẻ từ các nguồn thực phẩm như trái cây họ cam quýt, dâu tây, cà chua, khoai tây, cải bruxen, ớt đỏ ngọt, rau bina và bông cải xanh.
Các loại trái cây họ cam quýt giàu vitamin C tốt cho hệ miễn dịch của trẻ (Ảnh: Internet)
Ngoài việc bổ sung vitamin và khoáng chất từ chế độ ăn uống lành mạnh hay các thuốc bổ sung theo khuyến cáo thì để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng như sức khỏe tốt trong mùa dịch thì cha mẹ cũng cần đảm bảo:
- Trẻ ngủ đủ giấc và có giấc ngủ chất lượng
- Tăng cường vận động mỗi ngày
- Quản lý tốt căng thẳng ở trẻ
- Đảm bảo rằng trẻ được tiêm đúng và đủ các loại vaccine theo nhóm tuổi
- Chú ý các biện pháp phòng ngừa lây lan các bệnh truyền nhiễm như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, dùng khuỷu tay khi ho và hắt hơi, tránh xa người đang bị ốm,...
- Thăm khám bác sĩ khi có các vấn đề sức khỏe bất thường.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại quả không hề chua
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế bạn đã biết ăn bánh mì thường xuyên có những lợi ích và tác hại gì?