Một số biện pháp cải thiện bệnh tăng động ở trẻ em
Bệnh tăng động ở trẻ em
Bệnh tăng động ở trẻ em hay còn gọi là bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn ảnh hưởng đến não và hành vi của trẻ. Không có cách chữa tăng động ở trẻ em một cách triệt để, nhưng có một số biện pháp có thể giúp trẻ kiểm soát các hành vi của chúng.
Phương pháp điều trị đi từ việc can thiệp hành vi của trẻ đến việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Chữa bệnh tăng động ở trẻ em bằng thuốc
Thuốc có thể là một phần quan trọng trong điều trị tuy nhiên, thật sự rất khó để bác sĩ quyết định có nên dùng thuốc hay không.
Thuốc kích thích thần kinh trung ương
Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương (CNS) là nhóm thuốc chữa bệnh tăng động giảm chú ý được kê toa phổ biến nhất.
Những loại thuốc này hoạt động bằng cách tăng lượng hóa chất trong não gọi là Dopamine và Norepinephrine. Hiệu quả cải thiện sự tập trung của trẻ và giúp chúng tập trung tốt hơn.
Các chất kích thích thần kinh trung ương thường dùng để điều trị ADHD bao gồm:
- Chất kích thích có nguồn gốc từ Amphetamine (Adderall, Dexedrine, Dextrostat)
- Dextromethamphetamine (Desoxyn)
- Dextromethylphenidate (Focalin)
- Methylphenidatae (Concerta, Daytrana, Metadate, Ritalin)
Thuốc không kích thích
Bác sĩ có thể xem xét các loại thuốc không kích thích khi thuốc này không có tác dụng hoặc gây ra tác dụng phụ khó xử lý.
Một số loại thuốc không kích thích hoạt động bằng cách tăng mức độ Norepinephrine trong não của trẻ. Norepinephrine giúp thu hút sự chú ý và trí nhớ cho trẻ. Những phương pháp điều trị bằng thuốc không kích thích bao gồm:
- Atomoxetine (Strattera)
- Thuốc chống trầm cảm như Nortriptyline (Pam Bachelor)
Các loại thuốc không kích thích khác cũng có thể giúp cải thiện bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa biết đầy đủ cơ chế tác dụng của chúng, bao gồm:
- Guanfacine (Intuniv)
- Clonidin (Kapvay)
Tác dụng phụ của thuốc kích thích thần kinh trung ương và thuốc không kích thích
Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc kích thích và không kích thích là khá giống nhau, mặc dù tác dụng phụ ở các thuốc kích thích có xu hướng mạnh hơn, gồm:
- Đau đầu
- Khó ngủ
- Đau dạ dày
- Hồi hộp
- Cáu gắt
- Giảm cân
- Khô miệng
Các tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm gặp hơn ở thuốc kích thích thần kinh trung ương khi sử dụng ở trẻ em gồm:
- Ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy những thứ không có)
- Tăng huyết áp
- Dị ứng
- Có ý nghĩ hoặc hành động tự tử
Đối với các thuốc không kích thích, tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ em có thể gồm:
- Co giật
- Có ý nghĩ hoặc hành động tự tử
Phương pháp điều trị bệnh tăng động ở trẻ em không dùng thuốc - Một số biện pháp cải thiện về hành vi
Tâm lý trị liệu
Bệnh tăng động ở trẻ em có thể khiến con bạn gặp vấn đề với các bạn đồng lứa và cả với người lớn. Tâm lý trị liệu có thể giúp trẻ cải thiện tốt hơn trong cư xử với các mối quan hệ này.
Trong tâm lý trị liệu, một đứa trẻ cũng có thể tự khám phá các kiểu hành vi của chúng và học cách đưa ra những lựa chọn tốt mà chúng nên làm. Và liệu pháp từ gia đình là một cách thức tuyệt vời để tìm ra phương pháp tốt nhất, cải thiện các hành vi gây rối của trẻ.
Trị liệu thay đổi hành vi
Mục tiêu của trị liệu hành vi (BT) là dạy cho trẻ cách theo dõi hành vi của chúng và sau đó thay đổi những hành vi đó một cách thích hợp. Các bậc cha mẹ cùng với đứa trẻ tăng động hoặc có thể là giáo viên của đứa trẻ sẽ phải làm việc cùng nhau.
Cha mẹ cần phát triển các chiến lược cho trẻ trong việc cư xử với các tình huống nhất định. Những chiến lược này thường đi đôi với các phản hồi trực tiếp, giúp trẻ học các hành vi phù hợp một cách nhanh chóng (cụ thể hơn là đặt trẻ vào một tình huống có thật).
Bên cạnh đó, việc khen thưởng cũng được chú trọng để thông báo cho trẻ biết rằng trẻ đang thực hiện một hành vi tích cực.
Đào tạo kỹ năng xã hội
Đào tạo kỹ năng xã hội đôi khi có thể giúp ích nếu đứa có biểu hiện tiêu cực một cách nghiêm trọng trong các vấn đề xã hội. Cũng như trị liệu thay đổi hành vi, mục tiêu của đào tạo kỹ năng xã hội là dạy cho trẻ những hành vi mới và phù hợp hơn.
Điều này giúp một đứa trẻ bị bệnh tăng động giảm chú ý sẽ chơi đùa và giao tiếp tốt hơn với người khác. Một chuyên gia trị liệu sẽ cố gắng dạy trẻ các hành vi như:
- Kiên nhẫn chờ đến lượt của mình
- Chia sẻ đồ chơi với bạn khác
- Biết cách yêu cầu giúp đỡ từ mọi người
- Biết cách ứng xử đối với các hành vi trêu chọc
Rèn luyện kỹ năng cho cha mẹ khi gặp phải bệnh tăng động ở trẻ em
Rèn luyện kỹ năng cho cha mẹ sẽ cung cấp các công cụ và kỹ thuật để hiểu và kiểm soát tốt hơn các hành vi của trẻ. Một số kỹ năng bao gồm:
Cho trẻ phần thưởng ngay lập tức
Cha mẹ hãy thử sử dụng một hệ thống điểm khen thưởng hoặc các món quà cho trẻ ngay khi trẻ thực hiện những hành vi tốt, tích cực.
Kiểm soát thời gian
Qui định thời gian khi trẻ trở nên quá ngang ngược hoặc mất kiểm soát. Đối với một số trẻ, việc thoát khỏi tình huống căng thẳng hoặc quá kích thích có thể giúp chúng học cách phản ứng phù hợp hơn vào lần tới, khi một tình huống tương tự xuất hiện.
Kết nối với nhau
Dành thời gian cùng nhau mỗi tuần để trãi nghiệm một hoạt động vui chơi hoặc thư giãn. Trong thời gian này, cha mẹ có thể tìm kiếm cơ hội để chỉ ra những gì con bạn làm tốt và khen ngợi khả năng của chúng.
Cố gắng để thành công
Xây dựng các tình huống theo cách cho phép trẻ nỗ lực để đạt được thành công. Ví dụ, bạn có thể tạo ra tình huống chỉ có một hoặc hai người cùng chơi để trẻ không cảm thấy áp lực.
Kiểm soát căng thẳng
Sử dụng các phương pháp như thiền, kỹ thuật thư giãn và tập thể dục để giúp kiểm soát căng thẳng.
Can thiệp hành vi từ nhà đến trường học
Một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với các bậc cha mẹ có con mắc bệnh tăng động ở trẻ em là thành tích đạt được ở trường. Các thành tích đó phụ thuộc vào cách trẻ học tập. Học tập là một kỹ năng mà nhiều trẻ em bị tăng động phải vật lộn với nó. Các bước đơn giản dưới đây có thể hữu ích:
Xây dựng thời gian biểu
Hình thành thói quen giống nhau mỗi ngày. Cố gắng hình thành thói quen về giờ thức dậy, giờ đi ngủ, giờ làm bài tập về nhà và thậm chí cả giờ chơi, sau đó thực hiện chúng một cách nhất quán. Đặt thời gian biểu ở một nơi dễ nhìn thấy.
Sắp xếp các vật dụng hàng ngày
Hãy chỉ cho trẻ vị trí đặt quần áo, ba lô, đồ dùng học tập và đồ chơi theo quy định của cha mẹ và sắp xếp chúng một cách trật tự.
Làm bài tập về nhà vào vở
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc viết các bài tập về nhà hoặc bất cứ thứ gì cần thiết để hoàn thành bài tập về nhà ra quyển vở của trẻ. Vì một đứa trẻ bị tăng động thì kỹ năng viết của trẻ rất kém.
Sử dụng các phản hồi tích cực để động viên trẻ
Trẻ em bị bệnh tăng động thường nhận nhiều lời trêu chọc từ mọi người. Nếu trẻ chỉ nghe được những lời tiêu cực mà không bao giờ nghe những điều tích cực về bản thân, trẻ sẽ bắt đầu nghĩ mình là người xấu.
Để củng cố lòng tự trọng của con bạn và cải thiện hành vi phù hợp, hãy sử dụng các lời động viên tích cực. Nếu trẻ tuân theo các quy tắc và cư xử tốt, hãy cho trẻ những phần thưởng nhỏ và khen ngợi. Điều này khiến trẻ nhận biết hành vi nào được cha mẹ thích, đồng thời giúp trẻ biết rằng trẻ là một đứa bé tốt.
Bệnh tăng động ở trẻ em có thể được cải thiện từng ngày, cha mẹ, người thân, thầy cô giáo của trẻ cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, chữa tăng động ở trẻ em đòi hỏi phải hết sức kiên trì thì mới có thể thành công.
Dược sĩ Đỗ Mai Thảo
Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm TP. Cần Thơ
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...