Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm thế nào cho nhanh khỏi?

Táo bón là một vấn đề tiêu hóa rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải kể cả trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm thế nào cho nhanh khỏi?

Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Một em bé bú sữa mẹ hoàn toàn có thể không có nhu động ruột. Thông thường, gần như tất cả các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ đều được bé hấp thu. Trên thực tế, những em bé chỉ uống sữa mẹ hầu như không bao giờ bị táo bón.

Em bé bú sữa mẹ hoàn toàn hầu như không bị táo bón - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, đối với trẻ bú sữa công thức có thể có tới ba hoặc bốn lần đi tiêu trong một ngày hoặc đi tiêu mỗi vài ngày. Nhu động ruột bình thường ở các em bé khỏe mạnh là rất khác nhau và chịu ảnh hưởng của các loại sữa khác nhau. 

Hiểu rõ các dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh có thể giúp cha mẹ phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn trước khi nó trở thành một vấn đề lớn.

Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào loại sữa công thức mà bé uống - Ảnh minh họa: Internet

Nhu động ruột không thường xuyên

Số lượng nhu động ruột của trẻ sơ sinh sẽ dao động mỗi ngày, đặc biệt là khi cha mẹ thay đổi loại sữa. Nếu em bé của bạn hơn một vài ngày mà không đi tiêu, sau đó đi phân cứng thì bé có thể đang bị táo bón. Táo bón được xác định bởi tần suất đi tiêu và tính chất khô cứng của phân.

Căng cứng cả người

Bé có biểu hiện căng cứng người khi đi tiêu, đây có thể là dấu hiệu của táo bón. Trẻ sơ sinh bị táo bón thường đi phân rất cứng, giống như đất sét.

Phân cứng khó ra ngoài, vì vậy bé phải dùng sức để đẩy, cả người căng thẳng hơn bình thường để tống chất thải ra ngoài. Đôi khi bé còn quấy và khóc khi đi tiêu.

Trẻ bị táo bón có thể quấy khóc khi đi tiêu - Ảnh minh họa: Internet

Máu trong phân

Nếu ba mẹ nhận thấy những vệt máu đỏ tươi trong phân của bé, đây chính là dấu hiệu cho biết bé đang gặp khó khăn khi đi tiêu. Việc đẩy khối phân cứng đi ra có thể gây tổn thương quanh thành hậu môn, dẫn đến có máu trong phân ở trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày.

Bụng cứng hơn bình thường

Bụng bé sờ vào thấy cứng có khả năng là dấu hiệu của táo bón. Đầy hơi và áp lực do táo bón có thể làm cho dạ dày của bé bị đầy và cứng hơn.

Không chịu ăn

Trẻ có thể cảm thấy no nhanh nếu bị táo bón. Bé thường từ chối bú sữa vì cảm giác khó chịu trong người ngày càng tăng.

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm thế nào?

Đổi sữa cho bé

Nếu em bé của bạn được bú sữa mẹ, người mẹ có thể thử điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Rất có thể bé đang nhạy cảm với thứ gì đó mà mẹ đang ăn, gây ra táo bón, tuy nhiên điều này thường không phổ biến.

Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh có thể cải thiện khi đổi sang một loại sữa công thức khác - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ bú sữa công thức có thể cải thiện tình trạng táo bón khi cha mẹ đổi sang một loại sữa công thức khác, ít nhất là cho đến khi hết táo bón. Nguyên nhân là do trẻ nhạy cảm với một số thành phần trong sữa.

Massage

Xoa bụng nhẹ nhàng và massage bụng dưới cho bé có thể kích thích nhu động ruột rất hiệu quả. Thực hiện massage vài lần trong suốt cả ngày cho đến khi em bé đi tiêu.

Massage giúp cải thiện nhu động ruột hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng thức ăn đặc

Một số thực phẩm đặc có thể gây táo bón nhưng những một số khác cũng có thể cải thiện nó. Nếu gần đây ba mẹ bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc hơn, hãy thử thêm một vài loại thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn của bé, chẳng hạn như: bông cải xanh, quả lê, mận khô, trái đào, táo không vỏ...

Thay vì sử dụng ngũ cốc tinh chế hoặc gạo nở, hãy cho bé ăn các loại ngũ cốc nấu chín, chẳng hạn như lúa mạch, yến mạch hoặc hạt diêm mạch. Bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn và ngũ cốc nguyên cám cũng rất có lợi trong việc kích thích tạo phân, giúp làm sạch táo bón ở trẻ.

Sử dụng thực phẩm xay nhuyễn

Khi em bé đã hơn sáu tháng mà vẫn chưa chuyển sang ăn thực phẩm đặc, ba mẹ hãy thử chế biến một số thực phẩm kể trên ở dạng xay nhuyễn. Hãy nhớ rằng trái cây và rau quả có rất nhiều chất xơ tự nhiên, chúng sẽ bổ sung lượng xơ lớn vào phân của bé, giúp kích thích nhu động ruột.

Bổ sung đủ nước cho bé

Nước rất cần thiết cho nhu động ruột diễn ra. Nước và sữa rất tốt trong việc bổ sung nước cho bé.

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, việc thường xuyên cho trẻ ăn hoặc uống nước ép lê có thể giúp tăng tốc độ co thắt đại tràng của trẻ, giúp trẻ đi tiêu nhanh hơn. Nếu nước trái cây quá ngọt hoặc dễ vấy bẩn khi bé uống, hãy thử pha loãng nó với một ít nước lọc.

Cung cấp đủ nước cho bé để cải thiện táo bón - Ảnh minh họa: Internet

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn bất cứ thứ gì ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Khi những biện pháp trên không hiệu quả, cần làm gì nếu trẻ sơ sinh tiếp tục bị táo bón?

Sau khi đã cố gắng thay đổi mọi thứ trong chế độ ăn của mẹ hoặc sữa của bé nhưng tình trạng táo bón vẫn không cải thiện, ha mẹ có thể tham khảo một số kỹ thuật sau đây và áp dụng tại nhà, tuy nhiên tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cha mẹ chưa từng áp dụng trước đây.

Đặt thuốc đạn Glycerin

Trường hợp bé trước đây từng có dấu hiệu rách hậu môn (máu đỏ tươi trong phân) sau khi đi tiêu phân cứng, thuốc đạn glycerin đôi khi có thể hữu hiệu cho bé.

Thuốc đạn glycerin đặt hậu môn - Ảnh minh họa: Internet

Thuốc đạn có thể được mua ở nhà thuốc và sử dụng tại nhà. Thực hiện theo các hướng dẫn trên bao bì nếu bé trên 2 tuổi hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bé dưới 2 tuổi.

Thuốc nhuận tràng

Một số loại thuốc nhuận tràng không kê đơn có thể giúp ích cho các bé trên 6 tháng nếu như các biện pháp trên không có kết quả.

Thuốc nhuận tràng chiết xuất mạch nha (Maltsupex) hoặc bột psyllium (Metamucil) có thể làm mềm phân cho trẻ. Tuy nhiên, chúng không được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh. Bắt buộc phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nhuận tràng nào cho em bé dưới 1 tuổi.

Đưa trẻ đi khám

Nếu cha mẹ quá bối rối và lo lắng, hãy mang bé đến bác sĩ. Hầu hết các trường hợp táo bón sẽ tự khỏi sau một hoặc hai biện pháp điều trị tự nhiên.

Khi các biện pháp trị táo bón trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ tư vấn và đề xuất các giải pháp tốt nhất. Ngoài ra, bác sĩ có thể giúp cha mẹ phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng khác (như sốt) báo hiệu một vấn đề lớn hơn cần phải điều trị y tế.

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm như thế nào cho nhanh khỏi phụ thuộc rất nhiều và mức độ hiểu bé của cha mẹ. Hãy gần gũi em bé của mình nhiều hơn để có thể bắt được các tín hiệu báo động của bé.

Thảo Đỗ (Theo Healthline)

Tin liên quan

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu giờ trong ngày?

Các bậc cha mẹ thường thắc mắc vì sao em bé sơ sinh của mình luôn luôn chìm trong giấc...

Trẻ sơ sinh hay rặn è è nhiều lần cha mẹ phải làm sao?

Tuy là biểu hiện bình thường, nhưng nếu thấy trẻ sơ sinh hay rặn è è và kèm vài biểu...

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình

Trẻ sơ sinh hay vặn mình nguyên nhân do đâu, là bình thường hay bất thường... Mẹ cần hiểu rõ...

Trẻ sơ sinh rặn khi đi ngoài nhiều và khó ị phải làm sao?

Trẻ sơ sinh rặn khi đi ngoài là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu rặn nhiều và khó khăn khi...

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu và cách khắc phục

Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất hiếm nhưng một khi đã bị vô cùng...

 Hướng dẫn cha mẹ các bước rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé phòng tránh các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi,...

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

16 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

21 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình