Mẹ suýt mất con vì chủ quan bỏ qua triệu chứng ngứa trong thai kỳ
Bầu bí luôn đi kèm với những triệu chứng kì lạ và có phần khó chịu như da không đều màu, ngáy to khi ngủ, chảy máu nướu răng và da mẩn ngứa.
Triệu chứng cuối cùng, da mẩn ngứa, hoàn toàn bình thường khi bầu bí, và trong phần đa các trường hợp, mẩn ngứa chỉ là một phần của thai kì khỏe mạnh. Thế nhưng, dấu hiệu tưởng như bình thường này lại từng khiến Christina DePino (28 tuổi, sống tại Louisiana, Hoa Kỳ) cực kì khổ sở, đến mức phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ y tế khi triệu chứng ngứa ngáy vượt qua mức chịu đựng của cô.
Trong lần mang bầu con gái, Christina đã bị ngứa khủng khiếp đến mức, tay và chân cô đã xước sát và chảy máu do gãi quá nhiều.
Ban đầu, cô đã nghĩ đơn giản rằng dấu hiệu ngứa ngáy này là do cô mới chuyển đến vùng có khí hậu khô hơn, và do da cô bị kéo giãn khi mang bầu. Thế nhưng, thực tế, những nguyên nhân kể trên hoàn toàn không phải là "thủ phạm" trong chuyện này.
Christina đã mức chứng ứ mật thai kì (Pregnancy intrahepatic cholestasis - ICP), một biến chứng khá nghiêm trọng có thể gây ra sinh non hoặc thai chết lưu.
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu tăng cao, gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa các chất ở gan, tác động đến dòng chảy của mật trong cơ thể, khiến mật bị tích tụ trong máu, kích thích các tế bào thần kinh dưới da. Vì thế, ngứa ngáy là một trong những dấu hiệu đầu tiên của chứng bệnh này.
Hiện tại, vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên, tin mừng đó là căn bệnh này sẽ biến mất sau khi em bé chào đời.
"Nếu bạn mang bầu và cảm thấy ngứa ngáy cực kì dữ dội, đừng làm ngơ bởi rất có thể một buổi thử máu sớm có thể cứu lấy tính mạng của con bạn!", Christina chia sẻ.
Được biết, sau khi tâm sự với bạn bè và được mọi người khuyên nên đến khám bác sĩ ngay khi có thể, Christina đã đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện mình bị ứ mật thai kì. Vì thế, ngay tuần sau đó, cô đã tiến hành kích sinh và thành công chào đón một bé gái khỏe mạnh.
ICP, hay ứ mật thai kì, là chứng bệnh hiếm gặp, với tỉ lệ mắc bệnh tại Mỹ là 1-2 trường hợp trên 1.000 thai phụ. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh cực kì nguy hiểm. Khi mắc ICP, các mẹ có nguy cơ sinh non cao, dịch màng ối dễ nhiễm phân su, và thai chết lưu đột ngột. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số biến chứng thai kì khác có thể đi kèm với ICP bao gồm tiền sản giật, gan béo cấp tính thai kì và đái tháo đường. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn kéo theo các nguy cơ mắc bệnh Crohn, bệnh tuyến giáp, vẩy nến, ung thư gan và bệnh tim mạch.
Triệu chứng chủ yếu của căn bệnh này gồm ngứa ngáy tay chân, nôn mửa, mệt, chán ăn, nước tiểu đậm màu và trầm cảm nhẹ. Thông thường, khoảng 80% các ca ICP thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba, hoặc sớm hơn, vào tuần thứ 8 của thai kì. Nếu đã có tiền sử ứ mật, hay trên 35 tuổi và gia đình có tiền sử sinh đôi hay thụ tinh trong ống nghiệm, mẹ sẽ có nguy cơ cao mắc ICP hơn.
Nếu nghi ngờ mắc ICP, các mẹ nên tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra axit mật và chỉ số enzym gan như ALT và AST, siêu âm thai hai lần một tuần để chẩn đoán sớm. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị chuẩn cho chứng bệnh này, tuy nhiên, thông thường, các bác sĩ sẽ thường kê thuốc hạ axit mật để giảm thiểu tối đa sự phát triển của căn bệnh. Việc kiểm tra thai thường xuyên sẽ giúp mẹ kiểm soát tình hình, tránh xảy ra tình huống đáng tiếc.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.