Hiện tượng rạn da ở các bà bầu là gì?
Rạn da là một tình trạng diễn ra phổ biến đối với các bà bầu, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ – khi mà cân nặng cơ thể bắt đầu tăng lên theo sự phát triển của thai nhi. Mức độ rạn da tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Một số người bị rạn da ở bụng khi bụng lớn dần lên, với đường nứt mỏng, và có thể nhanh chóng mờ dần sau khi sinh con. Tuy nhiên, một số người khác có thể có những đường rạn sẫm màu và mở rộng không những ở bụng, mà các vị trí khác như đùi, bắp chân…
Những dấu hiệu rạn da ở bà bầu
Khi mới hình thành, những vết rạn da thường kéo dài khoảng 5-10mm, có màu đỏ nhạt hoặc đỏ tía, sau giai đoạn mang thai chúng sẽ nhạt dần và chuyển sang màu xám hoặc trắng. Nếu bạn có nước da tối màu, ngăm đen, vết rạn khi mang thai của bạn thường sẽ có màu sáng hơn tông màu da. Còn với những người da trắng, các vết rạn da thường có màu hồng nhạt nhưng những người da ngăm đen thì các vết rạn sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh.
Thường thì những vết rạn này thường có màu sáng hơn vùng da xung quanh nên bạn rất dễ dàng nhận biết. Các vết rạn nứt ấy không khiến chúng ta cảm thấy đau, nhưng do sự căng và duỗi ra của sa nên có thể gây cảm giác ngứa và châm chích.
Bà bầu bị rạn da vào tháng thứ mấy?
Rạn da thường xuất hiện ở bụng và ngực. Da trên cơ thể có khả năng co dã và đàn hồi thông qua sợi collagen và elastin. Các sợi này giúp cho da có thể căng ra và co lại như ý muốn.
Khi mang thai, vùng bụng và mông của người phụ nữ thường tăng quá nhanh về kích thước khiến da không kịp dãn ra, các sợi đàn hồi collagen và elastin không được chuẩn bị để thích ứng kịp thời với kích thước tăng lên xảy ra hiện tượng đứt gãy. Các vết đứt gãy liên tiếp nhau tạo thành các vết rạn nứt.
Thông thường, thật khó để mẹ biết trước được mình sẽ bị rạn da. Bởi không có căn cứ nào cho phép chúng ta dự đoán được chính xác thời gian xuất hiện vết rạn da thai kỳ. Bởi có những mẹ các vết rạn xuất hiện rất sớm, từ tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng lại có mẹ tới tận tháng 8, tháng 9 mới bị rạn. Thậm chí có trường hợp trong suốt thai kỳ không bị rạn da nhưng sau sinh thì lại xuất hiện.
Trường hợp rạn ra xuất hiện vào tháng cuối cùng trước khi sinh, tuy nhiên một điều dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng rạn da xuất hiện càng muộn thì những tổn thương do rạn da gây ra không nghiêm trọng bằng những người bắt đầu rạn da từ sớm. Lúc này da tại các vùng ngực, bụng, mông ..thường bị rạn nứt, ban đầu là ngứa, đỏ ửng hoặc hồng, sau đó thì vùng da này bắt đầu trắng lên hình vết nứt trông thiếu thẩm mỹ. Trong trường hợp bị nặng thì các vết nứt này có thể thâm nâu hoặc đen về sau rất xấu.
Đa số các trường hợp rạn ra bắt đầu vào cuối tháng tư của thai kì, lúc này kích thước của thai nhi bắt đầu tăng lên nhanh bụng mẹ bắt đầu lớn dần, tuy nhiên cũng có khá nhiều chị em vùng bụng to chậm nên mãi tới tháng thứ 7 của thai kì mới bắt đầu xuất hiện tình trạng rạn da.
Cách phòng và trị rạn da cho bà bầu
Cho đến hiện nay vẫn chưa có biện pháp trị rạn da nào thực sự phát huy hiệu quả, kể cả những loại kem đặc trị, dưỡng ẩm. Nhưng dù sao, để không cảm thấy quá bi quan trong lúc mang thai và sau khi sinh, bà bầu nên giữ mức tăng cân hợp lý. Đồng thời, việc đảm bảo uống đủ nước cũng giúp cho làn da được tăng cường độ ẩm, săn chắc và mạnh khỏe hơn.
Trong lúc này, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về những kinh nghiệm phòng và giảm rạn da. Các chất dưỡng ẩm thiên nhiên như dầu dừa, dầu hạnh nhân, bơ cocoa, kem mỡ cừu cũng giúp da không bị khô và trở nên mịn màng. Nếu bạn bắt đầu nhận thấy dấu hiệu ngứa, đã đến lúc tăng cường việc dưỡng ẩm cho da. Chế độ dinh dưỡng với nhiều rau quả, các chất béo có lợi cũng giúp củng cố vẻ đẹp cho làn da.